Hồ Tra Can nằm ở Huyện tự trị dân tộc Mông Cổ Tiền Gorlos, thành phố Tùng Nguyên, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, là một trong 10 hồ nước ngọt lớn nhất của Trung Quốc. Các thế hệ người dân sinh sống tại đây đều sống bằng nghề đánh bắt cá, được gọi là “Bộ lạc đánh cá cuối cùng ở miền bắc Trung Quốc”. Phương pháp đánh cá mùa đông thô sơ “con ngựa quay tời, thả lưới dưới băng” vốn thịnh hành vào đời Nhà Liêu và Nhà Kim cách đây 900 năm trước. Hàng nghìn năm nay, những thợ đánh cá ở Hồ Tra Can luôn giữ truyền thống đánh cá mùa đông được truyền từ ông cha.
Hiện nay, cảnh quan kỳ tích đánh cá mùa đông trên Hồ Tra Can đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Trung Quốc, hơn nữa, do ảnh hưởng của chương trình truyền hình “Trên đầu lưỡi Trung Quốc”, vụ đánh cá mùa đông trên Hồ Tra Can đã trở thành thương hiệu du lịch sinh thái nổi tiếng ở Trung Quốc và nước ngoài, hàng năm đều thu hút rất nhiều du khách không ngại đường xa và giá rét đến đây du lịch.
Cứ đến sau tiết Đông Chí và trước Tết hàng năm, là thời điểm vàng của vụ đánh cá mùa đông trên Hồ Tra Can. Theo truyền thống, trước vụ đánh cá mùa đông, sẽ không thể thiếu lễ “tế Hồ, cống lưới”. Các nghi thức cầu phúc, lấy lửa thiêng là sự kế thừa của người trong gia tộc đối với văn hóa đánh cá cổ.
5h sáng, thời tiết âm 30 độ C, đi trên mặt băng Hồ Tra Can khoảng 4 cây số, ô tô của phóng viên đã đến chỗ đánh cá. Vào lúc này, ông Trương Văn, người kế thừa văn hóa đánh cá Hồ Tra Can thế hệ thứ 20, “anh cả đánh cá” và hơn 50 anh em, hơn 10 con ngựa đã bắt đầu làm việc.
Các thợ cá khoan 280 lỗ trên lớp băng dày 50 cm để thả lưới, rồi dùng gậy dài đưa lưới dài 2000 mét rộng 12 mét xuống nước như xe chỉ luồn kim.
Sắp đến buổi trưa, trên mặt băng đã có hơn 100 chiếc xe và hàng trăm người. Lông mày và râu của họ đã đóng băng vì giá lạnh, nhưng họ phấn khởi hăng hái tụ tập quanh lỗ băng.
Sau một tiếng roi ngựa, 8 con ngựa quay bàn tời, lưới cá được kéo lên khỏi mặt nước từ lỗ băng, hàng chục nghìn cân cá cũng được kéo lên “bờ”.
Tiếp theo, trên mặt băng Hồ Tra Can đã trở thành chợ cá náo nhiệt, mọi người chọn những con cá lớn để bán trên điểm thu mua.
“Vua cá” (con cá đầu tiên bắt được) có hàm ý cát tường, luôn được mọi người tranh nhau đấu giá mua về. “Vua cá” năm nay được bán đấu giá từ 199.999 Nhân dân tệ, sau nhiều lượt đấu giá quyết liệt, cuối cùng được giao dịch với giá 2.999.999 Nhân dân tệ cho Hội doanh nghiệp Chiết Giang ở tỉnh Cát Lâm, đây cũng là mức giá kỷ lục.
Đề cập tới tại sao vẫn dùng phương thức đánh cá truyền thống này, “anh cả đánh cá” Trương Văn cho biết, đánh cá bằng máy móc dễ phá hoại môi trường, cũng không thu hút mọi người, truyền thống mới là thời thượng, kể tốt những câu chuyện văn hóa đánh cá ở Hồ Tra Can, mới có thể thu hút càng nhiều du khách, cũng bảo vệ tốt hơn mảnh hồ này, làm cho Hồ Tra Can năm nào cũng có cá để đánh.
网站简介 | About BBRTV | 广告服务 | 联系我们 | 专题回顾 | 中文简体 | English | tiếng Việt Nam | ภาษาไทย
广西广播电视台 版权所有
广西壮族自治区互联网信息办公室 支持指导
广西广播电视台 主办
本网站由北部湾在线版权所有,未经授权禁止复制或建立镜像