> vietnamese > TQ-ASEAN > ASEAN > Trung tâm hội viên
Bài viết lý luận về chủ nghĩa xã hội của Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng một lần nữa phân tích rõ ràng tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa
 Mới nhất:2021-07-06 17:47:20   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Mới đây, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu bài viết quan trọng nhan đề “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, bài viết này đã thể hiện tầm nhìn chiến lược, kết tinh trí tuệ, tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng, tổng kết nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác, gắn với tình hình thực tiễn tại Việt Nam. Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới chính trị và chuyên gia lý luận của Trung Quốc.


Như mọi người đều biết, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã xuất bản 3 cuốn sách “Tập Cận Bình: Về quản lý đất nước Trung Quốc”, trình bày tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc trong thời đại mới và lý luận quản lý đất nước một cách hệ thống. Có thể nói, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình được tập hợp trong sách “Tập Cận Bình: Về quản lý đất nước Trung Quốc” là những sáng tạo, tổng kết mới về lý luận của mỗi Đảng, góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác, đóng góp quan trọng cho hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa trên thế giới.


Trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhìn nhận rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản, nhận ra rằng “chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó.” Đặc biệt là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ “một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át.” “Tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản.”


Đảng Cộng sản Việt Nam kiên trì quan điểm Nhà nước là “do dân, của dân và vì dân”. Điều này rất trùng hợp với quan điểm cầm quyền “luôn hướng về nhân dân” của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều điểm tương đồng, từng trải qua giai đoạn xã hội nửa phong kiến, nửa thực dân, sau đó giành độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, cùng lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa, tiến hành sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam và cải cách mở cửa ở Trung Quốc. Điểm căn bản trong sự tương đồng này chính là Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đều do nhân dân của mỗi nước lựa chọn. Cả hai Đảng đều lấy nhân dân làm trung tâm, mọi suy nghĩ, hành động luôn xuất phát từ lợi ích của nhân dân, luôn lấy lợi ích nhân dân làm mục tiêu phấn đấu cao nhất.


Trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Những thành tựu đổi mới tại Việt Nam đã chứng minh rằng, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế. ”


Điều này không những đã được minh chứng tại Việt Nam, mà còn được thực tiễn ở Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc tiến hành Cải cách mở cửa và Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới, hai nước đều đã thu được những thành tựu phát triển vượt bậc, thực lực kinh tế và cuộc sống nhân dân được nâng cao rõ rệt, những kết quả, thành tích này, đặc biệt là những thành tựu đã đạt được trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu từ đầu năm 2020 được toàn thế giới ghi nhận, đánh giá cao, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.


Những năm qua, giao lưu kinh tế – thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng được phát triển mạnh mẽ, Trung Quốc 16 năm liền là Đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, Việt Nam cũng nhiều năm là Đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc trong ASEAN. Mặc dù dịch bệnh đã tác động tiêu cực hoạt động kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới, song kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc duy trì đà tăng trưởng, thể hiện sức bền cũng như tiềm năng to lớn của hợp tác kinh tế, trở thành điểm sáng trong quan hệ song phương. Trong năm tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 64 tỷ USD, tăng 44,3% so với cùng kỳ năm 2020.


Qua những điều này có thể thấy, sức sống và tiềm năng phát triển của hai quốc gia xã hội chủ nghĩa này, cũng một lần nữa chứng tỏ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.


Dưới sự chỉ đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ, đồng lòng nhất trí của toàn hệ thống chính trị và toàn dân, Việt Nam đã thu được những thành tựu phát triển to lớn, về cơ bản đang tiến theo định hướng trở thành quốc gia dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đang tiến lên theo hướng thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển của đất nước nhân dịp 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 10 năm tới.


Giống như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết, các nước tư bản chủ nghĩa vẫn đang coi các nước xã hội chủ nghĩa là thù địch, không hè bỏ lỡ cách nghĩa lật đổ chính quyền của nước xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc và Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản mỗi nước đã giành được những thành tích lớn như vậy phải hết sức cảnh giác âm mưu phá hoại của những nước tư bản chủ nghĩa nói trên.


Muốn thực hiện mục tiêu này, ngoài những phấn đấu bền bỉ của Đảng và nhân dân Việt Nam ra, làm sao có được một môi trường quốc tế tốt là điều hết sức quan trọng. Một số nước đang mưu toan phá hoại sự ổn định của khu vực và gây thù hận dân tộc để kiềm chế sự phát triển của nước khác, đây đang thách thức sự phát triển của Việt Nam, Việt Nam nên nhìn nhận rõ điều này và kiên trì tính tự chủ về ngoại giao của mình.


Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng hữu nghị truyền thống, có quan hệ gắn bó. Lịch sử và sự thật đã chứng minh, sự phát triển của Trung Quốc đã tạo cơ hội phát triển cho các nước trên thế giới nói chung và các nước láng giềng nói riêng.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận