> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
Từ di tích đền Angkor Wat của Cam-pu-chia đến chùa Basantapur của Nê-pan, “Đội công tác Trung Quốc viện trợ nước ngoài bảo tồn cổ vật” trở thành “tấm danh thiếp sáng giá” tu sửa cổ vật ở nước ngoài
 Mới nhất:2021-08-13 18:20:22   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Là nước lớn về di sản văn hóa, nhiều năm qua, Trung Quốc tích cực triển khai hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn di sản thế giới, “Đội công tác Trung Quốc viện trợ nước ngoài bảo tồn cổ vật” dần dần trở thành “tấm danh thiếp sáng giá” tu sửa cổ vật ở nước ngoài

Vương Tinh là thành viên trẻ trong Đội công tác Trung Quốc viện trợ Cam-pu-chia tu sửa cổ vật, chị đang thăm dò di tích cung điện nhà vua của đền Angkor Wat, là người phụ trách công trình dự án tu sửa di tích cung điện nhà vua đợt thứ ba của đền Angkor Wat, chị và đồng nghiệp đã tu sửa di tích này trong thời gian 11 năm.

Năm 1993, chính phủ Cam-pu-chia và tổ chức UNESCO khởi động hành động quốc tế cứu vãn di tích đền Angkor Wat, nhận được sự hỗ trợ nguồn vốn và kỹ thuật bền vững từ hơn chục nước. Kể từ thập niên 90 thế kỷ trước, Trung Quốc bắt đầu tham gia công tác bảo tồn di tích Angkor Wat, giúp đỡ Cam-pu-chia tu sửa kiến trúc cổ đền chùa bị sập và hư hỏng, hiện nay đã hoàn thành hai dự án.

Theo chị Vương Tinh, đội tu sửa cổ vật Trung Quốc có thể gánh vác dự án tu sửa di tích cung điện nhà vua, thể hiện sự khẳng định cao độ của chính quyền địa phương và cộng đồng quốc tế đối với thành tích thực tiễn trong hơn chục năm qua.

Để biểu dương đóng góp xuất sắc của Đội tu sửa cổ vật Trung Quốc, tháng 12 năm 2018, Bộ trưởng Văn hóa nghệ thuật Cam-pu-chia Phoeurng Sackona thay mặt Thủ tướng Hun-sen trao Huân chương Kỵ sĩ Vương quốc Cam-pu-chia cho Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Di sản văn hóa Trung Quốc Hứa Ngôn, Vương Nguyên Lâm và Cố Quân.

Dự án viện trợ nước ngoài tu sửa cổ vật do ông Hứa Ngôn phụ trách gần đây nhất là giúp Nê-pan tu sửa quần thể kiến trúc chùa Basantapur bị hư hỏng trong động đất.

Phương pháp khoa học hiện đại cũng là công cụ quan trọng nâng cao độ chính xác và hiệu quả tu sửa cổ vật, ông Hứa Ngôn cho biết, ứng dụng công nghệ ba chiều đã giải quyết rất nhiều vấn đề nan giải trong đo trắc truyền thống, đặc biệt là kiến trúc như chùa Basantapur. Lượng lớn điêu khắc, mặt tường phức tạp, bộ phận cấu thành dị thường,... nếu chỉ dựa vào phương pháp đo trắc truyền thống là rất khó thực hiện. Ngoài ra, trong quá trình tu sửa, về mặt tu sửa kết cấu cổ vật, ứng dụng công nghệ ba chiều có thể giải quyết một số vấn đề nối tiếp của những chỗ nối.

Công nhân Nê-pan Tharu và đội cổ vật Trung Quốc cùng tiến hành công tác tu sửa chùa Basantapur, ông cho biết, quảng trường Durbar là di sản văn hóa thế giới, hàng ngày du khách tấp nập, nơi này là niềm tự hào của Nê-pan. Ông cũng rất tự hào khi đang làm công việc tu sửa chùa Basantapur, và biết rằng, nếu chỉ dựa vào một mình chính phủ Nê-pan thì không thể hoàn thành công tác tu sửa chùa Basantapur, hiện nay chứng kiến công trình tu sửa dần dần được hoàn thành, ông rất vui.

Theo số liệu của Cục Cổ vật nhà nước Trung Quốc, tính đến cuối năm Quy hoạch 5 năm lần thứ 13, Trung Quốc có 30 cơ quan cổ vật và bảo tàng thực hiện hơn 40 dự án khảo cổ chung tại 24 nước, thúc đẩy dự án hợp tác viện trợ nước ngoài bảo tồn tu sửa di tích lịch sử tăng lên đến 11 nơi ở 6 nước, xây dựng mạng lưới hợp tác bảo tồn di sản văn hóa liên chính phủ ổn định, đa chiều.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận