Gần đây, Giải Nobel Hoà bình được công bố, những người đoạt giải là hai nhà báo đến từ Phi-li-pin và Nga vì sự đấu tranh cho “quyền tự do ngôn luận”. Lần cuối cùng, một người Nga đoạt giải Nobel Hoà bình là vào năm 1990. Đó chính là nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Lần này người đoạt giải là Tổng biên tập báo “độc lập Novaja Gazeta” Dmitry Muratov, tác phẩm nổi bật nhất của ông Muratov là khai thác cuộc sống của lính đánh thuê Nga tại nước ngoài và cuộc sống cá nhân của Nhà lãnh đạo Nga. Một người khác đoạt giải Nobel hòa bình năm nay là nhà báo Phi-li-pin Maria Ressa. Mặc dù cô hoạt động với tư cách là “nhà báo Phi-li-pin”, nhưng Ressa có quốc tịch kép Phi-li-pin và Mỹ. Ressa di cư sang Mỹ khi năm 10 tuổi, cho nên vấn đề quốc tịch của nhà báo này gây nên sự tò mò.
Ngày nay, giải Nobel Hoà bình dường như trở thành giải thưởng quốc tế gây tranh cãi nhiều nhất trên toàn cầu. Năm 2009, ông Obama mới nhậm chức Tổng thống Mỹ chưa đầy 9 tháng, hầu như chẳng có thành tích gì đã đoạt giải Nobel Hoà bình, điều này khiến bản thân ông Obama cũng ngạc nhiên. Năm ngoái, ông Trump và Biden cũng được đề cử Giải Nobel Hoà bình năm 2021, khiến giải này lại trở thành đấu trường giữa các Tổng thống Mỹ. Trò hề này một lần nữa đưa Giải Nobel Hòa bình trở thành đàm tiếu của dư luận. Có cư dân mạng nói đùa rằng: Tổng thống Mỹ không làm gì cả đã là đóng góp lớn nhất cho hòa bình thế giới.
Trên thực tế, những người đọat giải Nobel về khoa học tự nhiên đều là những nhà khoa học có uy tín được công nhận. Thế nhưng, Giải Nobel Văn học và Hoà bình thường gây tranh cãi, đặc biệt là giải Nobel Hoà bình. Do liên quan chặt chẽ đến tình hình chính trị quốc tế, giải này thường trở thành tiêu điểm tranh cãi.
Trong lịch sử cũng có người từ chối nhận Giải Nobel Hòa bình. Ông Lê Đức Thọ, một trong những nhà lãnh đạo của cách mạng Việt Nam từng từ chối nhận giải này vào năm 1973. Năm đó, Việt Nam vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Giải Hoà bình được trao cho các chính khách hai phe đối lập Việt Nam và Mỹ, một là Ngoại trường Mỹ lúc bấy giờ ông Kissinger, một là Ủy viên Bộ Chính trị miền Bắc Việt Nam Lê Đức Thọ.
Sau nhiều tháng đàm phán, Mỹ và Việt Nam đạt được hiệp định hòa bình, Mỹ đồng ý rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam trước tháng 3 năm 1973, Việt Nam trả tự do cho tất cả tù binh Mỹ. Ủy ban Giải Nobel cho rằng, sự nỗ lực chung của ông Kissinger và ông Lê Đức Thọ mang lại hy vọng cho cả hai bên chấm dứt chiến tranh, khôi phục hòa bình.
Thế nhưng, ông Lê Đức Thọ từ chối nhận giải này vì ông cho rằng, Việt Nam vẫn chưa lập lại hòa bình. Ông Lê Đức Thọ cho rằng, Mỹ là bên gây ra chiến tranh, Việt Nam là bên chống xâm lược, ông không thể chia sẻ giải Nobel Hoà bình với ông Kissinger. Hành động của ông Lê Đức Thọ khiến Ủy ban giải Hoà bình năm đó trở nên bối rối.
Ban đầu khi Giải Nobel Hoà bình được thành lập vào năm 1901, không gây tranh cãi như hiện nay. Giải này từng trao tặng cho không ít cá nhân hoặc tổ chức viện trợ nhân đạo, chống chiến tranh, yêu chuộng hòa bình xuất sắc. Nhưng kể từ những năm 60 của thế kỷ trước, Giải này bắt đầu chuyển sang “ưa chuộng” những “nhân sĩ nhân quyền” phù hợp lợi ích xã hội phương Tây. Nhân tố chính trị ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn.
Theo di chúc của ông Nobel, tôn chỉ của Giải Hòa bình là để tuyên dương “những cá nhân nỗ lực hết sức mình hoặc có đóng góp to lớn cho việc thúc đẩy khối đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, các dân tộc, xóa bỏ hoặc giải trừ quân bị cũng như tổ chức và tuyên truyền các hội nghị hòa bình”. Một thế kỷ đã trôi qua, tại sao Giải Nobel Hòa bình ngày càng xa rời với ước nguyện ban đầu? Mặc dù hòa bình là sự đồng thuận của nền văn minh hiện đại, nhưng nhân loại vẫn chưa tìm ra câu trả lời làm thế nào để tôn trọng và giữ gìn hòa bình.
- Chuyến tàu container lạnh vận chuyển trái cây đầu tiên chạy trên tuyến đ
- Phó Thủ tướng Lào: Tuyến đường sắt Trung – Lào biểu hiện xuất sắ
- Khởi hành chuyến tàu chuyên tuyến đầu tiên vận chuyển trái cây đông lạnh
- Chủ tịch nước Lào Thoong-lun Xi-xu-lít: Trung Quốc đã là trụ cột vững ch
- Thương mại rau quả Việt - Trung không ngừng mở rộng về chất và lượng
- Mối lương duyên văn học với nhà văn Lỗ Tấn của ba thế hệ học giả Việt Nam
Video tốt nhất
Bài văn liên quan
- A-rập Xê-út dành nghi thức cao nhất đón Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm
- Nga cho biết đang tiếp tục tấn công quy mô lớn nhằm vào các mục tiêu quân sự của U-crai-na - U-crai-na cho biết sẵn sàng cung cấp sự đảm bảo an ninh cho Nga trong điều kiện nhất định
- Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có bài viết đăng trên truyền thông A-rập Xê-út
- Mỹ đưa Công ty Sản xuất chất bán dẫn Đài Loan TSMC sang Mỹ với cái cớ khôi phục ngành chế tạo, người dân Đài Loan lên án đây là hành động ăn cướp
- Số người bị cảnh sát Mỹ bắn chết trong năm ngoái lập kỷ lục
- Hợp tác giữa Trung Quốc và các nước A-rập có gì đặc biệt?
- Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập hội nghị phân tích nghiên cứu công tác kinh tế năm 2023, nghiên cứu bố trí công tác xây dựng tác phong Đảng, nền chính trị liêm chính và chống tham nhũng
- Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng 8,6% trong 11 tháng đầu năm nay
- Câu chuyện chân thành, tin cậy và hỗ trợ giữa Trung Quốc và các nước A-rập
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức buổi Tọa đàm nhân sĩ ngoài đảng để trưng cầu ý kiến và kiến nghị về công tác kinh tế
Hot Phát biểu bình luận
- Động tác nhỏ của Hiệp hội Bóng đá Mỹ khiến nước Mỹ thất thế mất điểm
- Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp lại về phát biểu liên quan Trung Quốc của EU: Mong EU nhìn nhận một cách khách quan và lý tính đối với quan hệ Trung Quốc - EU
- Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì phòng chống dịch bệnh khoa học và chính xác, bảo đảm kinh tế - xã hội phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững
- Khai mạc Hội nghị trực tuyến chuyên gia Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh năm 2022
- Lớn nhất thế giới!Tua bin gió trên biển với công suất thiết kế 16 MW siêu lớn đưa vào vận hành
- Văn phòng báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc công bố Sách trắng “Bắc đẩu Trung Quốc trong thời đại mới”
- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc chia sẻ video cổ vũ động viên Trung Quốc của Đại sứ các nước tại Trung Quốc
- Quan chức U-crai-na cho biết số người thiệt mạng của quân đội U-crai-na không vượt quá 13 nghìn người
- Nhà lãnh đạo nhiều nước và người đứng đầu các tổ chức quốc tế chia buồn về sự qua đời của đồng chí Giang Trạch Dân
- Thành lập Quỹ Giáo dục Văn hóa Trung Quốc miền Bắc Thái Lan