> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
“Đinh ốc” Quảng Tây trên đường sắt quốc tế
 Mới nhất:2021-12-16 18:07:52   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:cri

Là công trình mang tính biểu tượng của “Một vành đai, một con đường” và tình hữu nghị Trung Quốc - Lào, ngày 3 tháng 12, đường sắt Trung Quốc – Lào chính thức đi vào vận hành, phóng viên Đài phát thanh quốc gia Lào Benbyan Chanthavong sau khi trải nghiệm sự thoải mái và tốc độ nhanh của đường sắt Trung Quốc - Lào đã nóng lòng chia sẻ với bạn bè: “Ngồi tàu cao tốc Trung Quốc - Lào rất thoải mái, khi ngồi dường như không cảm thấy rung lắc hoặc chòng chành, thậm chí chúng tôi còn có thể dùng máy tính để làm việc trên tàu cao tốc. Trong toa tàu có trang bị điều hòa giúp hành khách cảm nhận được nhiệt độ thích hợp, hiện tại từ thủ đô Viêng Chăn đến Vang Viêng chỉ mất thời gian 50 phút, đến Luang Phabang mất hơn 1 tiếng, đến ga cửa khẩu Boten, tỉnh Luang Namtha cũng chỉ mất hơn 3 tiếng, tiết kiệm rất nhiều thời gian so với di chuyển bằng xe ô tô.”

\

Đường sắt Trung Quốc - Lào là đường sắt xuyên quốc gia do phía Trung Quốc là chủ đầu tư xây dựng, đồng thời kết nối trực tiếp với mạng lưới đường sắt Trung Quốc. Mặc dù đường sắt Trung Quốc - Lào không đi qua Quảng Tây, nhưng doanh nghiệp, trường đại học và cao đẳng của Quảng Tây cũng đã đóng góp sức lực không nhỏ trong quá trình xây dựng dự án.

Đường sắt Trung Quốc - Lào có tổng chiều dài 1.035 km, khởi đầu từ Côn Minh, Trung Quốc ở phía Bắc, đến Viêng Chăn, Lào ở phía Nam, xuyên qua rất nhiều dãy núi và hệ thống sông, kết cấu địa chất dọc theo tuyến phức tạp, tỉ lệ cầu hầm toàn tuyến chiếm hơn 60%, được gọi là một tuyến đường sắt “không đi xuyên qua hang động thì đi xuyên qua không trung”, rất khó thi công. Từ khi dự án chính thức khởi công vào tháng 12 năm 2015 đến khi dự án chính thức vận hành vào tháng 12 năm 2021, Công ty TNHH Cổ phần Cơ khí Công nghiệp Liễu Công Quảng Tây lần lượt đưa vào sử dụng gần 300 thiết bị tham gia xây dựng công trình như máy xúc lật, máy xúc, xe lu, máy đầm, xe cẩu,… đồng thời đã thực hiện cải tiến tính thích ứng đối với điều kiện thi công phức tạp tại địa phương, đưa ra thiết bị tùy chỉnh, ông Lý Đông Xuân, Tổng giám đốc Trung tâm nghiệp vụ quốc tế của công ty cho biết: “Liễu Công đã làm riêng một sản phẩm đặc biệt cho đường hầm, gọi là máy xúc lật đổ nghiêng, đồng thời ở trong khu vực núi có độ dốc tương đối lớn, nên chúng tôi cũng đã làm một mẫu sản phẩm thích ứng tương đối tốt với việc leo dốc và có lực truyền động tương đối mạnh, ngoài ra còn có nham thạch tương đối cứng, để nâng cao khả năng chịu mài mòn của gầu xúc, chúng tôi đã phát triển riêng một loại răng gầu xúc và gầu xúc mới để sản phẩm này được bền hơn.”

Cùng với việc xây dựng dự án, doanh nghiệp Quảng Tây còn giúp đỡ đào tạo các nhà phân phối địa phương, huấn luyện người vận hành và nhân viên bảo trì thiết bị tại địa phương, nhận được sự khẳng định của phía Lào, ông Lý Đông Xuân cho biết: “Bây giờ biết được rằng đường sắt Trung Quốc - Lào chính thức đi vào vận hành, chủ doanh nghiệp địa phương, người vận hành và bảo trì thiết bị địa phương đều dành sự khẳng định và đánh giá rất cao.”

Toàn tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào được xây dựng theo tiêu chuẩn Trung Quốc, trong quá trình vận hành vẫn cần đến kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật của Trung Quốc để “hỗ trợ phần mềm”. Những năm gần đây, trường đại học và cao đẳng ở Quảng Tây cũng tích cực phát huy ưu thế địa lý, phối hợp trong công tác đào tạo nhân viên người Lào của đường sắt Trung Quốc - Lào.

\

Trường Cao đẳng dạy nghề kỹ thuật đường sắt Liễu Châu là trường cao đẳng nghề về giao thông đường sắt duy nhất của Quảng Tây. Nhằm phối hợp Dự án xây dựng đường sắt Trung Quốc - Lào, tháng 12 năm 2020, trường Cao đẳng dạy nghề kỹ thuật đường sắt Liễu Châu, Quảng Tây đã cử 7 giáo viên tham gia vào đoàn giáo viên Đại học Giao thông Tây Nam cùng đến Lào triển khai công tác viện trợ giáo dục trong thời gian 4 tháng, đã đào tạo cho địa phương của Lào 5 lớp lái tàu đường sắt, vận chuyển hàng hóa đường sắt với tổng cộng 233 học viên. Tháng 8 năm nay, chịu sự ảnh hưởng của đại dịch, nhà trường áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến, đã đào tạo cho 120 nhân viên vị trí vận chuyển hành khách. Tháng 9 năm nay, chuyên ngành Quản lý vận hành giao thông đường sắt của trường này đã tiếp tục thu hút 20 học sinh đến từ Lào đăng ký học. Theo giới thiệu, cùng với việc thông tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào, nguồn nhân lực giao thông đường sắt của Lào thiếu bị hụt trầm trọng, thời gian tới, trường sẽ mở rộng tuyển sinh du học sinh Lào trong các chuyên ngành chiếm ưu thế như điều khiển và tự động tín hiệu đường sắt, đầu máy xe lửa...

Ông Dương Long Bình, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng dạy nghề kỹ thuật đường sắt Liễu Châu cho biết: “Có hai phương diện hợp tác, thứ nhất chính là đào tạo du học sinh, chính là cung cấp một con đường đến Trung Quốc học tập cho học sinh Lào; thứ hai là giáo dục và đào tạo, phục vụ cho công ty đường sắt Trung Quốc, tuyển nhân viên tại địa phương và thực hiện đào tạo kiến thức đường sắt cho họ.”

\

Ông Virasac Somphong, Tổng Lãnh sự Lào tại Nam Ninh đã có chuyến đi đặc biệt đến trường Cao đẳng dạy nghề kỹ thuật đường sắt Liễu Châu để tiến hành giao lưu với các giáo viên đến Lào viện trợ giáo dục, ông Virasac Somphong bày tỏ: “Cảm ơn trường Cao đẳng dạy nghề kỹ thuật đường sắt đã truyền thụ kiến thức kỹ thuật cho sinh viên và học viên Lào để ứng dụng trong công tác phục vụ và bảo trì đường sắt và tàu hỏa. Sau khi đường sắt Trung Quốc - Lào thông tuyến, sẽ mang đến sự thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa và giao thông của nhân dân hai nước, nhân dân hai nước sẽ được hưởng lợi từ đường sắt Trung Quốc - Lào.”

Việc đường sắt Trung Quốc - Lào thông tuyến thuận lợi đã thực hiện ý nguyện từ “nước nội địa” biến thành “ nước kết nối trên bộ” của Lào, điều này khiến những người Quảng Tây tham gia trong đó cảm thấy vô cùng tự hào, cũng khiến người dân Lào tràn đầy mong đợi.

Ông Lý Đông Xuân, Tổng Giám đốc Trung tâm nghiệp vụ quốc tế thuộc Công ty TNHH Cổ phần Cơ khí Công nghiệp Liễu Công Quảng Tây bày tỏ: “Là một doanh nghiệp Quảng Tây đang vươn ra quốc tế, tham gia vào những dự án lớn và quan trọng như thế này khiến chúng tôi cảm thấy vô cùng tự hào, chúng tôi sẽ tận dụng tốt dự án thành công này, tiếp tục làm tốt việc xây dựng dự án “Một vành đai, một con đường”, tiếp tục đóng góp to lớn hơn nữa.”

Du học sinh Lào Boudsada Lathsakoumman đang học chuyên ngành Quản lý logistics tại Trường cao đẳng nghề thành phố Liễu Châu cho biết: “Thông tuyến rồi hàng hóa có thể được bán rất nhanh, rất tiện lợi, ngày càng thuận tiện, sau khi tốt nghiệp tôi có thể ngồi tàu cao tốc trở về rồi.”

Benbyan Chanthavong, phóng viên Đài phát thanh quốc gia Lào cho biết: “Sau đại dịch, tôi hy vọng có thể ngồi tàu cao tốc Trung Quốc - Lào đến Trung Quốc du lịch, đồng thời, tôi cũng hy vọng ngày càng có nhiều người Trung Quốc có thể ngồi tàu cao tốc Trung Quốc - Lào đến cảm nhận phong cảnh tự nhiên của nước Lào chúng tôi, tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của Lào và nhân dân Lào.”

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận