> vietnamese > TQ-ASEAN > ASEAN > Trung tâm hội viên
Hợp tác thương mại điện tử Trung Quốc - Việt Nam mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp hai nước
 Mới nhất:2022-07-29 18:28:12   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Tại Hà Nội, Việt Nam có một doanh nghiệp kinh doanh  tổng hợp các mặt hàng nông sản như: sầu riêng, khoai tím, đó chính là Công ty DSW. Tháng 7 năm 2019, DSW đã khai trương và vận hành cửa hàng trực tuyến đầu tiên trên Alibaba, một nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc. Chị Trần Thị Yến Phi, người sáng lập công ty cho biết, “Thông qua nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc, chúng tôi không những có thể tiếp cận  khách hàng trên khắp thế giới mà còn có cơ hội tiếp cận với các hình thức bán hàng mới như phương thức thanh toán tiên tiến và bán hàng trực tuyến, v.v.” Trong năm đầu tiên sau khi đăng ký bán hàng trên Alibaba, công ty của chị Yến Phi đã kiếm được 260 nghìn USD trên nền tảng này. Năm nay, họ đã tăng thêm lượng xuất khẩu sang Trung Quốc theo hạn ngạch chính thức.

Công ty Dịch vụ Tổng hợp Kiện Thuận Việt Nam là một doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chè đen, ban đầu, 80% doanh thu của công ty đến từ thị trường nội địa Việt Nam. Nhằm mở rộng không gian phát triển, công ty luôn nỗ lực khai thác thị trường nước ngoài. Năm 2019, sau khi công ty tham gia vào nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc, chỉ trong vòng hơn một năm, doanh thu bán hàng ở nước ngoài của công ty đã đạt 1 triệu USD và doanh số bán hàng hàng năm tăng hơn 300%. Ông Đỗ Tuấn Lương, Phó tổng giám đốc của công ty cho biết: “Nền tảng thương mại điện tử có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng kênh thương mại và vượt qua khó khăn. Hợp tác với các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc sẽ thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam phát triển nhanh hơn và tốt hơn. ”

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế kỹ thuật số tại Trung Quốc và Việt Nam, những năm gần đây, hợp tác thương mại điện tử Trung - Việt ngày càng mật thiết. Các công ty thương mại điện tử Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam thông qua các phương thức linh hoạt như đầu tư trực tiếp và đầu tư cổ phần. Một số công ty thương mại điện tử Trung Quốc còn căn cứ theo nhu cầu và đặc điểm của doanh nghiệp để xây dựng các phương án chuyển đổi kỹ thuật số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, giúp các doanh nghiệp kết nối với mạng lưới khách hàng toàn cầu, nhanh chóng thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng kinh doanh và nâng cao trình độ thương mại điện tử.

Chị Võ Minh Thu, Giám đốc quản lý tài khoản  Shoppe, nền tảng thương mại điện tử số một Việt Nam, cho biết: “Trung Quốc là một đất nước phát triển mạnh nhất trong lĩnh vực mua sắm online, một số nền tảng thương mại điện tử như Taobao, JingDong, Alibaba, Tmall và Pinduoduo, v.v.  rất nổi tiếng và được ưa chuộng không chỉ ở  Trung Quốc mà còn ở nhiều nơi trên thế giới, có nhiều mô hình và kinh nghiệm kinh doanh thuần thục mà Việt Nam có thể học hỏi”.

Tháng 3 năm 2022, Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam và Alibaba đã ký thỏa thuận, tổ chức các buổi tư vấn trực tuyến về xuất khẩu cho hơn 2.500 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam thông qua trang web thương mại điện tử và tổ chức lễ khai trương Gian hàng Việt Nam tại Trạm Quốc tế Alibaba.

Gian hàng Việt Nam có thể giúp khách hàng tìm kiếm các nhà cung cấp nông sản và hải sản, đồ nội thất, bao bì và đồ gia dụng, làm vườn của Việt Nam. Phó Giám đốc Alibaba cho biết, Việt Nam được khách hàng toàn cầu nhớ nhờ năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh. Bên canh đó, người mua Việt Nam cũng tìm thấy những sản phẩm yêu thích của mình thông qua Trạm Quốc tế Alibaba. Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, thông qua các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc, các sản phẩm của Việt Nam có thể đến tay khách hàng trên thế giới.

Công ty Simba Năng lượng mặt trời Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng mặt trời, bao gồm cáp quang điện và biến tần quang điện, v.v. Công ty Simba đã sử dụng Trạm quốc tế Alibaba hơn 3 năm, chủ yếu để tìm nhà cung cấp phù hợp. Chị  Đào Thế Mai (Rose Đào), Giám đốc mua hàng của Công ty Simba cho biết: “Đối với ngành năng lượng mặt trời của chúng tôi, bạn có thể tìm kiếm các tấm pin mặt trời, rồi bạn có thể thấy nhiều chỉ số, chẳng hạn như lịch sử giao dịch, đánh giá của khách hàng, chứng nhận tư cách,  doanh thu, v.v., rất thuận tiện để xác nhận mức độ uy tín và mức độ tín dụng của nhà cung cấp. Điều quan trọng hơn, nền tảng này còn cung cấp dịch vụ đảm bảo tín dụng, cho phép tôi theo dõi tiến độ đơn hàng kịp thời, hơn nữa, còn có dịch vụ đảm bảo sau bán hàng với trách nhiệm rõ ràng”. Chị Rose Đào hy vọng sẽ thấy nhiều sản phẩm chất lượng cao hơn trong tương lai và nền tảng sẽ giới thiệu những sản phẩm tiên tiến nhất cho mọi người theo hình thức thú vị hơn, chẳng hạn như 3D, VR hoặc phát trực tuyến, v.v., để mang lại trải nghiệm mua sắm tốt nhất.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Đỗ Thắng Hải cho biết, “Hợp tác thương mại điện tử Việt Nam - Trung Quốc có nhiều tiềm năng, hy vọng tiếp tục tăng cường hợp tác với các nền thương mại điện tử Trung Quốc, thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, nỗ lực xây dựng hiệu ứng thương hiệu.” Trong thời gian tới, hy vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp hai nước có thể đạt được lợi nhuận lâu dài và phát triển bền vững.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận