> vietnamese > TQ-ASEAN > ASEAN > Trung tâm hội viên
Hạt cà phê nhỏ chứa đựng cơ hội kinh doanh lớn
 Mới nhất:2022-09-21 18:35:20   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Trong ngày đầu tiên mở cửa ra mắt công chúng của Hội chợ Triển lãm Trung Quốc - ASEAN lần thứ 19 năm nay, gian hàng cà phê Việt Nam đã thu hút rất nhiều khách đến mua và thưởng thức cà phê, Người phụ trách Tiếp thị Quốc tế của Công ty Cà Phê Trung Nguyên Việt Nam và các cô gái Việt Nam mặc áo dài trắng đang nhiệt tình tiếp đãi khách hàng đến từ các nơi. "Chúng tôi rất thích cà phê Việt Nam, hương thơm nguyên chất, giá cả vừa phải." Cô Trần, một fan cà phê từ thành phố khác đến Nam Ninh tham dự hội chợ cho biết.

\

Trong những năm qua, các thương hiệu cà phê Việt Nam đã dần dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Trung Quốc. Kể từ lần đầu tiên ra mắt tại Hội chợ Triển lãm Trung Quốc - ASEAN năm 2004, cà phê Việt Nam đã bắt đầu bước vào thị trường Trung Quốc với quy mô lớn. Thương hiệu "G7 Trung Nguyên" đến từ Việt Nam đã liên tục nhiều năm chiếm vị trí top 1 về thị phần cà phê tại Hội chợ Triển lãm Trung Quốc – ASEAN, “Cà phê phân mèo” của Trung Nguyên đã trở nên nổi tiếng thông qua Hội chợ Triển lãm Trung Quốc – ASEAN, thâm nhập thành công các siêu thị trực tuyến như Tmall, JD.com và Pinduoduo, cũng như các siêu thị ngoại tuyến như Wal-Mart và Vĩnh Huy tại Trung Quốc. Theo "Báo cáo Người tiêu dùng Trung Quốc năm 2020", trung bình cứ 7 người tiêu dùng Trung Quốc thì có 1 người có cà phê G7 Trung Nguyên Việt Nam. Dự kiến năm 2023, tỷ lệ giao dịch của các thương hiệu cà phê Việt Nam tại thị trường Trung Quốc sẽ tăng 23%.

Cà phê không chỉ để càng nhiều người Trung Quốc hiểu về Việt Nam mà còn là cầu nối không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hai nước đã triển khai trao đổi về trồng cà phê, công nghệ điều chế cà phê, đào tạo nhân tài ... cùng thành lập khu thí điểm hợp tác trồng cà phê ở nước ngoài, đồng thời có kế hoạch đưa ra nhiều loại cà phê mới và ngon.

Khi nói về hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam trong ngành cà phê, ông Hoàng Tuấn Hùng, chuyên gia trồng cà phê của Viện Khoa học- Công nghệ Nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cho biết: “Chúng tôi tiếp xúc nhiều với các đồng nghiệp của Viện Khoa học Nông nghiệp Quốc gia Việt Nam, vì giống cà phê của Trung Quốc và Việt Nam khác nhau, cho nên có tính bổ sung cao. Việt Nam sản xuất rất nhiều cà phê hạt vừa, nhưng sản lượng cà phê hạt nhỏ của họ lại rất ít, vì vậy họ rất có cảm hứng đối với cà phê hạt nhỏ của Vân Nam. Mọi người đã cùng thảo luận sâu rộng về các khâu sản xuất cà phê như nhân giống, canh tác, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, chế biến, rang cà phê ... làm thế nào để cà phê có sản lượng cao hơn và chất lượng tốt hơn.”

Ông Phương Minh Phong, Tổng giám đốc của Công ty Cà phê Biton Trung Quốc cũng cho biết: “Chúng tôi thu mua một số hạt cà phê nhân và lượng lớn cà phê bột từ các thương gia Việt Nam, vì Việt Nam trồng hạt vừa, còn Trung Quốc thì không có. Cà phê kiểu I-ta-li-a mà chúng tôi đang làm cần trộn thêm cà phê hạt nhỏ của Việt Nam, để tạo ra hương vị độc đáo, phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng. Vì vậy, chúng tôi có kế hoạch hợp tác chặt chẽ hơn với các công ty Việt Nam để cùng tìm tòi sự cân bằng và hương thơm tốt nhất.

Giống như công ty của ông Phương Minh Phong, nhiều công ty cà phê Trung Quốc đã đồng loạt hợp tác với Việt Nam. Tháng 8 năm 2019, Công ty TNHH Cà phê Quảng Châu đã đạt thỏa thuận hợp tác với Hà Khẩu ở tỉnh Vân Nam, một huyện nằm trên biên giới Trung - Việt. Công ty này đã xây dựng nhà máy tại khu vực Hồng Hà, trồng 13.33 ha cà phê tại thị trấn Diêu Sơn, huyện Hà Khẩu, TQ. Kết hợp cà phê hạt vừa của Việt Nam với cà phê hạt nhỏ Vân Nam, mở ra mối lương duyên hợp tác tuyệt vời giữa cà phê Trung Quốc và Việt Nam.

Khi nói về triển vọng hợp tác cà phê giữa Trung Quốc và Việt Nam, nhiều người trong ngành cà phê của Trung Quốc đều bày tỏ lạc quan. Ông Hoàng Tuấn Hùng cho biết: “Hợp tác cà phê giữa Trung Quốc và Việt Nam có nhiều triển vọng trong tương lai. Hiện nay, mức tiêu thụ cà phê của Trung Quốc là 250.000 tấn/năm, nhưng sản lượng nội địa chỉ có 110.000 tấn. Sau này, nhu cầu tiêu thụ cà phê của Trung Quốc sẽ lớn hơn, cà phê Việt Nam có thể xuất khẩu nhiều hơn sang Trung Quốc.”

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận