> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
Vì sao xuất khẩu rau quả Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay đã vượt cả năm 2022
 Mới nhất:2023-08-01 18:08:50   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Hiện nay, Cửa khẩu Hữu Nghị quan ở thành phố Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc rất bận rộn. Mỗi sáng, những chiếc xe lớn chất đầy hàng hóa từ Trung Quốc và Việt Nam đã xếp hàng dài tại đây để chờ thông quan. Là một trong những cửa khẩu nhập khẩu trái cây đường bộ chính của Trung Quốc, nhiều loại trái cây của Đông Nam Á từ đây đi vào thị trường Trung Quốc. Sau khi nhận một lô sầu riêng tươi, chị Nông Lệ Thanh, Tổng Giám đốc Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Quang Đằng ở thành phố Bằng Tường, ngay lập tức sắp xếp trung chuyển và gửi cho khách hàng ở các tỉnh Quảng Đông, Chiết Giang v.v. "Nửa đầu năm nay, lượng sầu riêng nhập khẩu của công ty đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, hiện vẫn duy trì lượng nhập khẩu hơn chục container mỗi ngày", chị Nông Lệ Thanh cho biết, lô sầu riêng này đều đến từ Việt Nam, bán rất chạy tại Trung Quốc.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam mới đây cho biết, 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả của Việt Nam dự kiến sẽ vượt 3,25 tỷ USD, tăng 69% so với cùng kỳ năm 2022 (3,16 tỷ USD). Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, đây là mức cao mới về xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong 30 năm qua. Xuất khẩu rau quả trở thành ngành tăng trưởng nhanh nhất trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm nay, nguyên nhân chủ yếu là do Trung Quốc tăng trưởng nhập khẩu.

\

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, sầu riêng là mặt hàng rau quả xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nửa đầu năm nay. Ông Đặng Phúc Nguyên cho biết, “sầu riêng, xoài, thanh long, chuối là những mặt hàng với kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng có thể đạt 1 tỷ USD trong năm nay, đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam. Hiện nay, thị trường Trung Quốc chiếm 95% kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam, đây là thành quả rất tích cực kể từ khi Việt Nam ký thỏa thuận xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc qua kênh chính thức vào tháng 7/2022”. Bên cạnh đó, Việt Nam và Trung Quốc cũng đã ký kết một số hiệp định cấp phép nhập khẩu trái cây trong năm 2022, giúp cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam thuận lợi hơn.

Dưới sự thúc đẩy của hàng loạt chính sách thuận lợi, thương mại biên giới Trung - Việt ngày càng nhộn nhịp. Dữ liệu Hải quan Nam Ninh cho thấy, trong nửa đầu năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại biên giới ở Quảng Tây đạt 62,6 tỷ nhân dân tệ, tăng 126,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Phó Cục trưởng Hải quan Nam Ninh Dương Bảo Thanh cho biết: "Kể từ năm nay, năng lực và hiệu quả thông quan của các cửa khẩu biên giới ở Quảng Tây đã được nâng cao rất nhiều, thương mại biên giới phục hồi nhanh chóng, quy mô xuất nhập khẩu tăng trưởng ổn định."

Các loại trái cây ASEAN nhập khẩu vào Trung Quốc thông qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan chiếm khoảng một nửa tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc hàng năm. Trong nửa đầu năm nay, hơn 500.000 tấn trái cây nhiệt đới trị giá hơn 10 tỷ nhân dân tệ nhập khẩu từ các nước ASEAN đã thông qua Hữu Nghị Quan. Phó Cục trưởng Hải quan Hữu Nghị quan Cao Huy cho biết, “nhằm tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản từ các nước ASEAN trong đó có Việt Nam, chúng tôi đã ra mắt hệ thống kiểm tra phụ trợ thông minh để thực hiện toàn bộ quy trình xe xuất nhập khẩu đưa vào hệ thống, không người, hiệu quả kiểm tra chỗ đỗ xe đã tăng 35%,".

\

Sau khi RCEP có hiệu lực, các loại trái cây ASEAN mới được cấp phép tiếp tục tăng, lượng nhập khẩu có đà tăng trưởng không ngừng. Ông Nguyễn Sỹ Nga Việt, Tổng giám đốc Tập đoàn Xuất nhập khẩu Việt Nam cho biết, do chất lượng không ngừng được nâng cao, sầu riêng và chuối Việt Nam ngày càng được người dân Trung Quốc ưa thích. Sầu riêng Việt Nam có mùa vụ dài, có thể xuất khẩu liên tục. Trong đó, từ tháng 2 đến tháng 6 là mùa hái ở khu vực Tây Nam Bộ, từ tháng 6 đến tháng 10 là mùa hái ở khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và khu vực Tây Nguyên, nên sản lượng sầu riêng dồi dào. Ngoài ra, vị trí địa lý của Trung Quốc và Việt Nam gần nhau, giao thông thuận tiện, giá sầu riêng Việt Nam có sức cạnh tranh hơn so với Thái Lan và Philippines.

\

Dự báo, nửa cuối năm nay, xuất khẩu rau quả của Việt Nam có thể đạt mục tiêu 4 tỷ USD trước thời hạn. Ông Nguyễn Sỹ Nga Việt cho biết, để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang nỗ lực hướng tới các tiêu chuẩn trồng trọt nông nghiệp lành mạnh, ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.