> vietnamese > TQ-ASEAN > ASEAN > Trung tâm hội viên
Học giả Việt Nam : Sáng kiến "Vành đai và Con đường" tiếp tục trở thành chất xúc tác cho hợp tác và phát triển của khu vực
 Mới nhất:2023-10-16 18:11:14   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CMG

\

Hơn một năm kể từ khi đi vào hoạt động, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông của Hà Nội đã trở thành nơi "check in" của nhiều bạn trẻ, mang lại nhiều tiện lợi cho người dân trong việc đi lại, đưa "vương quốc xe máy" bước vào thời đại mới của phương thức đi lại xanh. Các bạn đi tuyến đường sắt đô thị có thể ngắm cảnh Hà Nội, cảm nhận sự pha trộn của thành phố từ góc nhìn khác, tận hưởng cuộc sống hiện đại với chất lượng cao hơn. Nhà ga dọc theo tuyến đường, mỗi trạm dừng một phong cảnh, hòa nhập hoàn toàn cảnh quan văn hóa và con người Việt Nam. Bên trong nhà ga được trang trí với các yếu tố văn hóa đặc trưng của dân tộc như bông gòn đỏ, nón vàng, mũ bảo hiểm màu xanh, áo dài nhiều màu sắc với phong cách trang nhã, dễ chịu.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên được đưa vào hoạt động tại Việt Nam, là "tuyến đường huyết mạch" thành phố đã chứng kiến tình hữu nghị Trung-Việt, cũng là thành quả quan trọng của sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc triển khai dự án tại Việt Nam. 10 năm qua, theo sáng kiến “Vành đai và Con đường”, dự án đường sắt đô thị đã "tăng tốc" phát triển đô thị, hợp tác điện lực đã "nâng cấp" cuộc sống của người dân, điện gió đã thúc đẩy phát triển xanh của Việt Nam... tất cả những điều này đều nhằm khiến Việt Nam trở thành quốc gia đáng sống, phồn thịnh, văn minh, hiện đại hơn, cũng khiến cuộc sống của người dân thuận tiện, thoải mái, hạnh phúc hơn.

Việt Nam mong phát huy ưu thế của mình thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường”, để thực hiện sự phát triển của mình. TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách Đại học Quốc gia Hà Nội còn cho rằng, sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc có liên quan trực tiếp với việc cải thiện kết nối giữa các nước và phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực ASEAN cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nếu được thực hiện một cách nhất quán, sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực, có ý nghĩa tích cực. Việt Nam cũng có thể tận dụng lợi thế của Trung Quốc về mặt xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển bản thân.

Năm 2017, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về thúc đẩy kết nối "Hai hành lang, một vành đai" của Việt Nam với Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Năm 2022, cùng với sự thuận tiện của việc thực thi RCEP, hai nước Trung-Việt đã vận hành 265 chuyến tàu xuyên biên giới, tổng cộng vận chuyển 248.100 tấn hàng nhập khẩu và 476.600 tấn hàng xuất khẩu. Những năm gần đây, các nơi Trung Quốc như Bắc Kinh, Quảng Châu, Thanh Đảo, Lan Châu, Tô Châu, Nghĩa Ô, Phù Điền, Trịnh Châu, Tế Nam, v.v. đều đã khai thông chuyến tàu xuyên biên giới từ cửa khẩu Bằng Tường đến Hà Nội, Việt Nam. TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Việt Nam cho rằng, đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, việc kết nối với các nước trong khu vực và trên thế giới là nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế lâu dài và bền vững, kết nối là yếu tố quan trọng để giảm chi phí giao dịch và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Dọc đường đi, dưới sự thúc đẩy của sáng kiến “Vành đai và Con đường”, hợp tác Việt Nam-Trung Quốc đã đón nhận nhiều cơ hội hơn, hợp tác kinh tế thương mại duy trì đà tăng trưởng tích cực, trở thành điểm sáng trong hợp tác thiết thực giữa hai nước. Các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam bao gồm các lĩnh vực năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng, gia công chế tạo, thương mại điện tử, đang trở thành hình mẫu cho Trung Quốc và Việt Nam sâu sắc hợp tác trên các lĩnh vực kết nối, phát triển xanh, công nghiệp hoá, kinh tế số, v.v.

Cũng giống như tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã mang lại cho địa phương, không chỉ là sự thay đổi về phương thức đi lại. "Trường Đào tạo kỹ năng nghề cho công nhân viên" Trung-Việt do dự án đường sắt đô thị mở ra đã tuyển dụng hơn 300 nhân viên kỹ thuật quản lý địa phương hóa như phiên dịch, kỹ sư người Việt Nam, tổng cộng đào tạo hơn 6000 lượt nhân viên kỹ thuật các loại, ngoài giải quyết vấn đề việc làm của địa phương, còn đào tạo được một số lượng lớn nhân tài tay nghề cao.

Bài văn liên quan