> vietnamese > TQ-ASEAN > ASEAN > Trung tâm hội viên
Trung Quốc phát triển sức sản xuất chất lượng mới sẽ mở rộng lĩnh vực hợp tác và không gian phát triển quan hệ Việt Nam -Trung Quốc
 Mới nhất:2024-04-03 18:47:00   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CMG

\

Gần đây, việc Trung Quốc phát triển sức sản xuất chất lượng mới và kinh tế xanh đã thu hút sự quan tâm và tìm hiểu rộng rãi của các giới Việt Nam, trang web “Báo Tin tức” Việt Nam đăng bài viết nhan đề: “Cùng với mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc chuyển sang chú trọng vào chất lượng hơn số lượng, cụm từ ‘lực lượng sản xuất mới’ (sức sản xuất chất lượng mới)đã tạo ra một cuộc đua giải mã ý nghĩa. Trung Quốc sẽ đặt sáng tạo khoa học công nghệ lên vị trí ưu tiên, đẩy nhanh hình thành tự chủ về khoa học công nghệ trình độ cao, xây dựng cốt lõi công nghệ mới mang tính đột phá”.

Những năm gần đây, sáng tạo khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế đã trở thành nhận thức chung của hai nước Trung-Việt. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng từng nhấn mạnh “Đất nước muốn tăng trưởng nhanh hơn cần có không gian mới, sức sản xuất mới, nguồn lực sản xuất mới, yếu tố sản xuất mới và động lực mới. Trong đó, động lực mới là Đổi mới sáng tạo số. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giải thích rằng, tại đó, không gian mới là Kinh tế số, sức sản xuất mới là Công nghệ số, nguồn lực sản xuất mới là Nhân lực số, yếu tố sản xuất mới là Dữ liệu số và động lực mới là Đổi mới Sáng tạo số.

Về điều này, ông Nguyễn Tăng Nghị, Giám đốc Học viện Quan hệ quốc tế của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn Tp.HCM thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam cho rằng, Trung Quốc là nước mạnh về mặt khoa học công nghệ, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, v.v.. Trung Quốc còn được coi là nước dẫn đầu về hỗ trợ và đầu tư phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng toàn cầu. Ông Nguyễn Tăng Nghị cho rằng, Trung Quốc có kinh nghiệm, năng lực và tầm ảnh hưởng trong các lĩnh vực này, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cần cùng Trung Quốc hợp tác và thúc đẩy lẫn nhau. Do vậy, cùng với việc Trung Quốc thúc đẩy phát triển sức sản xuất mới, sẽ mở rộng lĩnh vực hợp tác và không gian phát triển giữa hai nước Việt - Trung. Trong thời gian tới, không gian phát triển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc sẽ rất lớn.

Coi trọng và thúc đẩy đào tạo nhân tài là nhận thức chung của lãnh đạo hai nước Trung-Việt, thúc đẩy hợp tác và giao lưu khoa học công nghệ cũng là một trong những định hướng phát triển quan trọng trong hợp tác Trung-Việt. Tháng 8/2023, Viện trưởng Nguyễn Tăng Nghị đã dẫn dắt 168 sinh viên và 6 giáo sư Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.HCM, Đại học Quốc gia đến thăm Đại học Phục Đán, Thượng Hải. Ông cho biết: Những chuyến thăm giao lưu như vậy đã tạo cơ hội cho sinh viên Việt Nam học tập và trải nghiệm những thành tựu phát triển của Trung Quốc, có lợi cho tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa thanh niên hai nước. Cùng với việc Trung Quốc thúc đẩy phát triển sức sản xuất mới, sẽ giúp việc đào tạo nhân tài, chuyển giao công nghệ, hợp tác nghiên cứu, sáng tạo khởi nghiệp v.v. giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc thu được tiến triển lớn hơn.

Nhận thức này cũng được sự nhất trí của Phó Giáo sư Nghiêm Thúy Hằng, giảng viên cấp cao của Phòng Nghiên cứu Trung Quốc, Khoa Đông phương học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội Việt Nam khi tham gia Diễn đàn Vũ Di lần thứ nhất tại Phúc Kiến. Theo bà, Trung Quốc và Việt Nam chung tay xây dựng, sẽ góp phần ổn định kinh tế thế giới. Lần này đến Trung Quốc, Phó Giáo sư Nghiêm Thúy Hằng lưu ý, Trung Quốc đã thu được tiến triển rõ rệt trong các lĩnh vực như máy tính lượng tử, trí tuệ nhân tạo, v.v., đồng thời cũng đang thúc đẩy phát triển kinh tế xanh và sức sản xuất chất lượng mới. Bà cho biết, “Điều này thể hiện ưu thế của chế độ Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Bà cho rằng, điều này cũng có lợi cho các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Giống như Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Việt Nam đưa tin, Trung Quốc đang chuẩn bị phục hồi kinh tế kỹ thuật số, thúc đẩy hành động xanh và phối hợp năng động giữa giáo dục, khoa học và đào tạo nhân tài. Các quốc gia trên thế giới đang theo dõi chặt chẽ sự phát triển của khái niệm  ‘lực lượng sản xuất mới”(sức sản xuất chất lượng mới)ở Trung Quốc, cho rằng việc sử dụng cụm từ này phản ánh Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi công nghệ thương mại hóa khoa học và công nghệ giai đoạn tiếp theo với danh nghĩa tăng trưởng kinh tế, để đạt được mục tiêu tự lực cánh sinh.