> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
Sáng kiến An ninh toàn cầu thực sự phản ánh nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế về một thế giới hoà bình và phát triển bền vững
 Mới nhất:2024-04-17 17:39:00   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CMG

Cách đây tròn hai năm, trong bài phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao 4/2022 với chủ đề “Chung tay vượt qua thử thách, hợp tác sáng tạo tương lai”, Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên đã nêu ra Sáng kiến An ninh toàn cầu, trong đó chỉ ra “Sáu kiên trì” bao gồm: Kiên trì quan điểm an ninh chung, toàn diện, hợp tác và bền vững; Kiên trì tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia; Kiên trì các tôn chỉ và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc; Kiên trì coi trọng sự quan tâm đến an ninh hợp lý của các nước; Kiên trì thông qua hiệp thương đối thoại lấy nguyên tắc hoà bình để giải quyết những bất đồng và tranh chấp giữa các nước; Kiên trì việc trù tính chung trong việc bảo vệ các lĩnh vực an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Những nội dung của Sáng kiến An ninh toàn cầu được đưa ra, ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế, trong đó có PGS. TS Nguyễn Minh Hoàn, Trưởng Khoa Triết học Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là một học giả chuyên nghiên cứu những vấn đề Trung Quốc cũng nêu ra một số chia sẻ về vấn đề này.

Có thể thấy, những nội dung Sáng kiến An ninh toàn cầu đã nêu bật tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các nước nhằm duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực và thế giới trước một thế giới biến đổi chưa từng có hiện nay. Nhận xét về vai trò đó của Sáng kiến An ninh toàn cầu thể hiện ở “Sáu kiên trì”, PGS.TS Nguyễn Minh Hoàn cho biết, đối diện trực tiếp với những thay đổi của thế giới, của thời đại và của lịch sử, “Sáu kiên trì” trả lời một cách toàn diện, sâu sắc và rõ ràng về quan niệm an ninh mà thế giới cần là gì, các nước thực hiện thế nào về an ninh chung. Điều này đã thể hiện trí tuệ truyền thống của Trung Quốc và những đặc điểm nổi bật của nền ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc, phù hợp với thực tế và nhu cầu lâu dài của cộng đồng quốc tế; nó là phương án mới cho việc bảo vệ một cách hiệu quả hoà bình và an ninh của thế giới; và nó cũng là sản phẩm công quốc tế do Trung Quốc cung cấp trong lĩnh vực quản trị toàn cầu, để cùng hành động vì cộng đồng quốc tế hiện đang bị dấn sâu trong tình thế khó khăn về an ninh, cung cấp lực lượng to lớn để cùng bảo vệ hoà bình và anh ninh thế giới.

Hiện nay, nhân loại đang phải đối mặt với các cuộc xung đột đang nổi lên ở nhiều khu vực, nhiều mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống đang liên tiếp xuất hiện; chủ đề hòa bình và phát triển của thời đại đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Điều này đã được Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ ra rằng, hòa bình là khát vọng vĩnh viễn của người dân. Lịch sử nhân loại một lần nữa chứng minh, không có hòa bình thì sự phát triển như nước không nguồn; không có an ninh thì sự phồn vinh như cây không rễ. Đối diện trực tiếp với những thay đổi trên thế giới hiện nay, Sáng kiến An ninh Toàn cầu đang trả lời cho các câu hỏi của thời đại, đồng thời thúc đẩy hơn nữa việc xây dựng cấu trúc an ninh cân bằng, hiệu quả và bền vững trên cơ sở tuân thủ quan điểm an ninh chung, toàn diện, hợp tác và bền vững, để từ đó loại bỏ nguyên nhân sâu xa dẫn đến xung đột quốc tế và đưa ra một hướng đi mới để đạt được hòa bình và ổn định lâu dài trên thế giới.

Trung Quốc là nước thành viên sáng lập đầu tiên ký vào bản Hiến chương Liên hợp quốc, luôn kiên định giữ vững mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, luôn chủ trương tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước; đến nay là quốc gia gửi nhiều quân gìn giữ hòa bình nhất trong số các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an và là nước đóng góp vào quỹ gìn giữ hòa bình lớn thứ hai cho Liên hợp quốc. Trung Quốc cũng là nước tích cực tham gia vào quá trình kiểm soát, giải trừ vũ khí và không phổ biến vũ khí quốc tế, và đã ký hoặc tham gia hơn 20 hiệp ước kiểm soát, giải trừ vũ khí và không phổ biến vũ khí đa phương, bao gồm “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân” và “Hiệp ước buôn bán vũ khí”; đồng thời phản đối các cuộc chạy đua vũ trang và duy trì sự ổn định của chiến lược toàn cầu. Hợp tác để ứng phó với nhiều thách thức an ninh phi truyền thống khác nhau, trong đó đã cung cấp hơn 2,1 tỷ liều vắc xin cho cộng đồng quốc tế trong đại dịch Covid-19. Còn về lĩnh vực sinh thái thuộc an ninh phi truyền thống, Trung Quốc cũng đã công bố mục tiêu “carbon kép” nhằm đóng góp vào việc chống biến đổi khí hậu. Hơn nữa, trước xu thế phát triển ngày nay do sự phát triển của công nghệ thông tin và an ninh thông tin, Trung Quốc còn cho ra mắt Sáng kiến Bảo mật Dữ liệu toàn cầu nhằm cung cấp phương án của Trung Quốc cho quản lý kỹ thuật số toàn cầu.

Sáng kiến An ninh toàn cầu luôn lấy an ninh chung làm tôn chỉ, lấy yêu cầu của thời đại để dẫn dắt, lấy sự cởi mở và bao dung làm nguyên tắc, lấy hành động thực tế để nắm bắt, nhằm thúc đẩy cộng đồng quốc tế tập trung trí tuệ và sức lực để ứng phó với các thách thức về an ninh. Bởi vậy, sáng kiến này đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của hơn 100 quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực, đồng thời được ghi vào nhiều văn kiện song phương và đa phương, trở thành một sản phẩm công quan trọng trong lĩnh vực an ninh quốc tế.

Cuối cùng để chỉ ra về vai trò ảnh hưởng sâu rộng của Sáng kiến An ninh toàn cầu, PGS.TS Nguyễn Minh Hoàn nhận xét, đến nay việc tận dụng xu hướng lịch sử và đi theo con đường đúng đắn trên thế giới, Trung Quốc luôn sẵn sàng chung tay với tất cả các nước yêu chuộng hòa bình và những người dân cam kết phát triển trên thế giới thực hiện Sáng kiến An ninh toàn cầu do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất, mở ra con đường rộng lớn hướng tới hòa bình lâu dài và an ninh toàn cầu, đồng thời tập hợp sức mạnh tổng hợp to lớn, xây dựng nên một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai nhân loại, để ngọn lửa hòa bình được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và tiếng chuông hòa bình vang lên khắp thế giới.