> vietnamese > TQ-ASEAN > ASEAN > Trung tâm hội viên
Phát triển kinh tế số của Trung Quốc và Việt nam mang đến động lực mới cho hợp tác khu vực
 Mới nhất:2024-04-30 18:40:45   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CMG

Ông Lê Văn Tiến là nông dân trồng dưa ở tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam, nằm ở biên giới Trung - Việt. Do thiếu vốn và công nghệ nên việc “trồng dưa khó, bán dưa càng khó hơn” khiến ông hết sức đau đầu. Cách đây không lâu, với sự giúp đỡ của nhóm kỹ thuật số thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, ông đã xin được khoản vay nhỏ không lãi suất để mua giống dưa mới, ông còn bán dưa hấu trên nền tảng điện tử. Với sự giúp đỡ của công nghệ kỹ thuật số, ông không chỉ thực hiện được mong muốn mở rộng vườn dưa hấu, dưa hấu của ông còn được xuất khẩu sang Trung Quốc, trở thành món tráng miệng thường xuyên trên bàn ăn của người dân Trung Quốc.

\

Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ trở thành hình ảnh thu nhỏ của sự phát triển nền kinh tế số Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ, ở Việt Nam trung bình có hơn 2,5 triệu hoạt động livestream mỗi tháng với khoảng 50.000 doanh nghiệp tham gia, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á trong những năm gần đây.

Những thành quả phong phú mà nền kinh tế số Việt Nam giành được trong các lĩnh vực xây dựng mạng thông tin di động, thương mại điện tử, thanh toán di động, Chính phủ kỹ thuật số trong những năm qua đã thể hiện sự chuyển đổi số của nền kinh tế Việt Nam đang dần dần thực hiện phát triển theo 3 chiều. Khu vực kinh tế số đang trở thành hướng hợp tác mới giữa Việt Nam và các nước xung quanh. Hai nước Trung - Việt có không gian hợp tác rất lớn trong các lĩnh vực như thúc đẩy cùng xây dựng Con đường Tơ lụa số và kết nối khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai”, xây dựng thành phố thông minh, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số khu vực, v.v..

Theo VietNamnet, nền kinh tế số của Trung Quốc không chỉ đóng góp ngày càng lớn cho GDP, mà còn trở thành động lực mới cho sự phát triển kinh tế bền vững. Nền kinh tế số không chỉ định hình lại kinh tế Trung Quốc, mà còn tạo cơ hội kinh doanh cho các công ty mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thị trường nội địa rộng lớn của Trung Quốc có lợi cho thương mại hóa nhanh chóng công nghệ kỹ thuật số. Nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc là rất cần thiết cho Việt Nam để rút ngắn quá trình phát triển, sớm thực hiện mục tiêu quốc gia là vươn ra toàn cầu

Trung Quốc có kinh nghiệm phong phú và có ưu thế về nhân tài và công nghệ trong chuyển đổi và nâng cấp công nghiệp, Trung Quốc và Việt Nam có thể tăng cường hợp tác trong các mặt như thông tin và truyền thông, trí tuệ nhân tạo và mạng In-tơ-nét Vạn vật, tối ưu hóa phân bổ nguồn lực khu vực. Về việc này, Chủ nhiệm Ủy ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Việt Nam Nguyễn Minh Thảo cho rằng, hai nước Việt Nam và Trung Quốc đang ở giai đoạn then chốt trong sự phát triển của mỗi nước, chuyển đổi số là động lực quan trọng thúc đẩy sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của hai nền kinh tế.

Chị Lương Thị Hồng Hương sinh năm 1996 là “con dâu Đông Hưng”, sống và làm việc 10 năm tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc. Do thông thạo tiếng Trung và tiếng Việt, chị trở thành “MC bán hàng trực tuyến” của một doanh nghiệp khoa học - công nghệ địa phương, cùng với 3 streamer Việt Nam khác của công ty, bán trực tuyến những sản phẩm Trung Quốc ra thị trường Việt Nam, đồng thời giới thiệu đặc sản Việt Nam tới người tiêu dùng Trung Quốc. “Tôi đã học được cách bán hàng của các streamer Trung Quốc trên mạng, không ngừng thực hành và tổng kết”, chị Lương Thị Hồng Hương nói. Hiện nay, phong cách bán hàng cởi mở và hài hước đã giúp chị có hơn 70.000 người theo dõi. Chị Lương Thị Hồng Hương thẳng thắn rằng, mặc dù bán hàng trực tuyến rất mệt, nhưng lượng giao dịch ngày càng tăng khiến chị cảm thấy rất hài lòng, công việc livestream mang đến cho chị mức lương cao, đồng thời có thể chăm sóc gia đình và con cái. Điều này khiến chị rất hài lòng.

Đông Hưng và Móng Cái Việt Nam chỉ cách sông Bắc Luân, những năm gần đây, thương mại điện tử xuyên biên giới của Đông Hưng phát triển mạnh mẽ, với hơn 2.600 doanh nghiệp thương mại điện tử địa phương. Công ty của Lương Thị Hồng Hương không chỉ có phòng phát sóng trực tuyến tại địa phương, mà còn có tại Móng Cái và Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, với hơn 10 streamer Việt Nam, chuyên bán hàng trực tuyến cho thị trường Trung Quốc và Việt Nam.

Giáo sư Lưu Anh, Trưởng Ban Nghiên cứu hợp tác Viện Nghiên cứu tài chính Trùng Dương, Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết, việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể thu hẹp khoảng cách số, vừa tổng hợp và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thế mạnh của hai nước, lại tăng cường sức cạnh tranh của hai nước trong chuỗi cung ứng công nghiệp khu vực và toàn cầu, đồng thời thúc đẩy sự phát triển và chuyển đổi công nghiệp của các nước khác trong khu vực, là động lực mới của lĩnh vực kinh tế mới.