> vietnamese > TQ-ASEAN > ASEAN > Trung tâm hội viên
Chuyên gia Việt Nam: Bảo vệ môi trường ở Trung Quốc nhằm thúc đẩy chung sống hài hoà giữa con người với thiên nhiên và ý nghĩa tham khảo cho sự phát triển của các nước
 Mới nhất:2024-06-05 17:57:02   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CMG

Bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng văn minh sinh thái chính là một nội dung quan trọng trong bố cục tổng thể “Năm trong một” của Trung Quốc. Việc tập trung vào bảo vệ môi trường, xây dựng văn minh sinh thái ở Trung Quốc cũng chính là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy hiện đại hoá của Trung Quốc trong việc thực hiện chung sống hài hoà giữa con người với thiên nhiên. Hơn nữa, xây dựng văn minh sinh thái cũng chính là cơ sở cho sự phát triển chất lượng cao ở Trung Quốc gắn với phát triển xanh hoá nền kinh tế, bảo đảm sự phát triển bền vững. Kể từ khi bước vào thời đại mới, với sự phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực của Trung Quốc, cũng bao hàm sự đóng góp to lớn của bảo vệ môi trường, xây dựng văn minh sinh thái. Về vấn đề này, PGS, TS Lê Thị Thanh Hà, chuyên gia nghiên cứu về môi trường và phát triến bền vững của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam đánh giá, Trung Quốc nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường sinh thái chính là cơ sở cho việc thúc đẩy hiện đại hoá bằng thực hiện việc chung sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên, cũng như giành được thành tựu nổi bật trong công cuộc xây dựng văn minh sinh thái và điều này đã cung cấp sự tham khảo cho nhiều nước khác.

Xuất phát từ thực tiễn đặt ra trong bảo vệ môi trường sinh thái làm tiêu chí cho sự phát triển chất lượng cao, từ năm 2005 khi đồng chí Tập Cận Bình còn đang đảm nhiệm Bí thư tỉnh ủy Chiết Giang đã đưa ra quan điểm “Non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc”. Mới đây, Trung Quốc đã thiết lập Ngày sinh thái toàn quốc, với chủ đề chính là “Non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc”. Tư tưởng Tập Cận Bình về quan hệ giữa môi trường sinh thái và phát triển kinh tế chính là nguyên nhân cơ bản giúp Trung Quốc đạt được thành tựu quan trọng trong công tác bảo vệ sinh thái trong vòng 10  năm qua. PGS, TS Lê Thị Thanh Hà chia sẻ: “Trung Quốc coi trọng cao độ sự phát triển bền vững, đưa công cuộc xây dựng văn minh sinh thái vào bố cục tổng thể của chiến lược phát triển quốc gia, kết hợp giữa phát triển chất lượng cao với bảo vệ sinh thái trình độ cao và đưa ra quan điểm “Non xanh nước biếc là núi vàng núi bạc”, đã trở thành nhận thức chung và hành động của cả cộng đồng. Đây là một phần quan trọng của quan điểm phát triển mới của Trung Quốc.

PGS, TS Lê Thị Thanh Hà cho rằng, quan điểm về mối quan hệ giữa bảo vệ sinh thái và phát triển kinh tế của Trung Quốc được tổng kết thành “Hiện đại hoá việc chung sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên”, cũng trở thành một trong năm đặc trưng của hiện đại hoá mô hình Trung Quốc. PGS, TS Lê Thị Thanh Hà còn chia sẻ, hiện đại hoá kiểu Trung Quốc với trụ cột của bảo vệ môi trường, xây dựng văn minh sinh thái luôn đảm bảo lợi ích căn bản của đông đảo quần chúng nhân dân, vì vậy giành được sự công nhận của người dân đối với quan điểm phát triển bền vững, từ đó thực hiện một cách thuận lợi ở mọi địa phương.

Qua nghiên cứu về bảo vệ môi trường sinh thái của Trung Quốc, PGS, TS Lê Thị Thanh Hà đã chia sẻ những con số ấn tượng về phát triển và sử dụng năng lượng sạch của Trung Quốc những năm gần đây. Theo “Công báo thống kê phát triển kinh tế và xã hội của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2023” vào ngày 29 tháng 2 năm 2024, công suất phát điện từ nguồn năng lượng sạch như thủy điện, điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời đạt tới 3.190,6 tỷ kWh, tăng 7,8% so với năm 2022. Còn về sản lượng sản xuất và tiêu thụ ô-tô sử dụng năng lượng mới trong năm 2023 cũng thể hiện con số ấn tượng, tương ứng với 9,587 triệu xe và 9,495 triệu xe, tăng so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 35,8% và 37,9%; và đứng đầu thế giới trong 9 năm liên tiếp; Xuất khẩu xe năng lượng mới đạt 1,203 triệu chiếc, tăng 77,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao kỷ lục.

PGS, TS Lê Thị Thanh Hà cũng cho biết, trong quá trình phát triển của Việt Nam cũng gặp phải thách thức thực tế từ sự ô nhiễm môi trường và tổn hại sinh thái, song với sự coi trọng vấn đề phát triển bền vững, Việt Nam đã ra sức phát triển kinh tế đồng thời chú trọng công tác bảo vệ sinh thái. PGS, TS Lê Thị Thanh Hà nói, Việt Nam đã đưa tăng trưởng xanh thành nhiệm vụ phát triển lâu dài, để giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và mở rộng quy mô kinh tế. Trước đây, Chính phủ đã từng thông qua nghị quyết và ký “Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn  2021-2030 triển vọng đến năm 2050” và “Chương trình hành động tăng trưởng xanh quốc gia (giai đoạn năm 2021-2030)”, “Theo chiến lược và kế hoạch trên, các ban ngành hữu quan của Việt Nam tập trung trong việc nâng cao hiệu suất nông nghiệp, sức cạnh tranh và năng lực phát triển bền vững trong lĩnh vực sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn và các-bon thấp v.v.., đồng thời nâng cao hiệu suất, tranh thủ thực hiện trung hoà các-bon trước năm 2050”.

PGS, TS Lê Thị Thanh Hà còn chia sẻ, Việt Nam và Trung Quốc có nhận thức chung rộng rãi về bảo vệ môi trường, phát triển xanh. Việt Nam đang ra sức phát triển năng lượng tái sinh như thủy điện, điện gió, năng lượng sinh khối, v.v., trong đó có rất nhiều dự án có sự tham gia của doanh nghiệp Trung Quốc. PGS, TS Lê Thị Thanh Hà nói: “Mong rằng hai nước tiếp tục tăng cường thảo luận và chia sẻ nhiều kinh nghiệm về bảo vệ môi trường nhằm thúc đẩy chung sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên, tiếp tục triển khai hợp tác phát triển xanh, thúc đẩy giao lưu về mặt công nghệ bảo vệ môi trường, quan điểm bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của hai nước, góp phần vào việc giảm khí thải tiết kiệm năng lượng trên toàn cầu”.