> vietnamese > TQ-ASEAN > ASEAN > Trung tâm hội viên
Hợp tác giáo dục Trung - Việt: Triển vọng phát triển rực rỡ mạnh mẽ
 Mới nhất:2024-08-12 16:28:43   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CMG

Hợp tác giáo dục là một phần quan trọng trong các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam, giúp tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Trao đổi với Đài chúng tôi, Tiến sĩS. Trần Thị Thuỷ, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Nghiên cứu Văn hoá - Lịch sử Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, từ năm 1991 đến nay, mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa Trung - Việt  đã không ngừng được mở rộng và phát triển.

Cụ thể, hai nước đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác, như: “Biên bản hội đàm về hợp tác giáo dục Việt – Trung từ năm 1994 đến năm 1996”; “Tóm tắt đàm phán hợp tác giáo dục 1994 – 1996”, “Hiệp định trao đổi giáo dục 1997 – 2000”, “Hiệp định trao đổi giáo dục 2005 – 2009”, “Hiệp định trao đổi giáo dục 2011 – 2015”, “Hiệp định trao đổi giáo dục 2016 – 2020”, chủ yếu thể hiện ởqua việc các trường đại học gửi nhiều sinh viên quốc tế sang học tập trao đổi tại nước bạn.

Năm 2022, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định hợp tác về giáo dục. Hiệp định này đã đề cập nhiều nội dung hợp tác đa dạng và phong phú, đánh dấu sự phát triển hợp tác giáo dục giữa hai nước lên một tầm cao mới.

TS. Trần Thị Thuỷ, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Nghiên cứu Văn hoá - Lịch sử Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Trung Quốc

Một trong minh chứng quan trọng cho thành tựu hợp tác giáo dục giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong hơn 30 năm qua đó là quy mô lưu học sinh không ngừng gia tăng. Theo Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, năm học 2022 - 2023, có 23,570 du học sinh Việt Nam tới Trung Quốc học tập, trong đó có 1,657 người nhận học bổng chính phủ Trung Quốc, hơn 400 người nhận học bổng Giáo viên tiếng Trung Quốc quốc tế.

TS. Trần Thị Thuỷ đánh giá, hợp tác giáo dục vẫn sẽ là một trong những trọng tâm của quan hệ hợp tác ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tương lai, với triển vọng phát triển mạnh mẽ. Việc hợp tác giáo dục có mối quan hệ mật thiết với hợp tác ngày càng chặt chẽ về mặt kinh tế giữa hai nước. Việt Nam hiện là một trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á, có rất nhiều các doanh nghiệp Trung Quốc đã đến Việt Nam đầu tư, thành lập nhà máy và hợp tác sản xuất các sản phẩm ở Việt Nam. Những doanh nghiệp này có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực địa phương biết tiếng Trung. Vì vậy cho nên làcảhai bên khi màthúc đẩy quan hệ hợp tác giao lưu về giáo dục sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế của hai nước ngày càng đi vào chiều sâu cũng như đạt được nhiều thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, hợp tác về giáo dục giữa hai nước tiếp tục sẽ phát triển hơn trong tương lai nhờ sự thuận lợi về kết nối đa phương thức giữa Việt Nam và Trung Quốc, không chỉ là các tuyến bay thẳng bằng đường hàng không mà đường bộ, đường sắt cũng ngày càng thuận tiện. Các tuyến đường cao tốc nối Việt Nam với Trung Quốc, đặc biệt nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh biên giới của Việt Nam giáp với Trung Quốc ngày càng được hoàn thiện. Quãng đường và thời gian di chuyển từ Hà Nội đến những địa phương này ngày càng được rút ngắn. Chẳng hạn như đi từ Hà Nội đến Lào Cai hiện nay chỉ mất có 4 tiếng, đi Hà Nội - Lạng Sơn cũng chỉ mất hơn 2 tiếng. Qua biên giới rồi thì những tCác tuyến đường như đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc… của Trung Quốc đang dần hoàn thiện và kết nối đến tận các địa phương biên giới. Các yếu tố như thời gian di chuyển và chi phí đi lại rất được cân nhắc khi sinh viên lựa chọn điểm đến du học. Kết nối thuận tiện về giao thông và sự gần gũi về khoảng cách địa lý chính là cơ sở thúc đẩy giao lưu giáo dục giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thực tế cho thấy những năm gần đây, trình độ giáo dục của Trung Quốc ngày càng phát triển, nổi bật như tiến trìnhsố hoá giảng đường hay sự đa dạng về môn học, giáo trình học… Đây là những yếu tố thu hút các sinh viên, lưu học sinh quốc tế nói chung chứ không chỉ sinh viên Việt Nam Mới đây, Trung Quốc cũng thông báo sẽ mở thêm ngành đào tạo về AI (trí tuệ nhân tạo), về công nghệ thông tin…trong các trường đại học, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao liên quan đến khoa học công nghệ. Tôi cho rằng đây cũng sẽ là điểm thu hút các du học sinh Việt Nam lựa chọn Trung Quốc làm điểm đến trong hành trình du học của mình.

“Những điều kiện khách quan này sẽ thúc đẩy hợp tác giáo dục của hai nước phát triển rực rỡ hơn trong thời gian tới, không chỉ dừng lại ở hợp tác giữa hai bên chính phủ mà cả hợp tác giữa các đơn vị đào tạo tư nhân,” TS. Trần Thị Thuỷ đánh giá.

Song song với các kết quả tích cực, quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai bên vẫn còn những điểm hạn chế, mà theo nữ học gigiả,ảTS. Nguyễn ThịThuỷ, chủ yếu liên quan đến lực hút mất cân xứng. Du học sinh Việt Nam sang Trung Quốc hiện nay vẫn đang chiếm ưu thế trong hợp tác giáo dục hai bên. Nguyên nhân là do chênh lệch tương đối lớn về trình độ giáo dục giữa hai nước. Ngoài cơ sở vật chất ra thì chương trình đàoạo tạo của Việt Nam cũng còn khoảng cách tương đối lớn so với Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Vì vậy cho nên các bạn du học sinh nước ngoài (trong đó có học sinh Trung Quốc) lựa chọn đến Việt Nam du học thì chủ yếu lựa chọn ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam thôi, chứ chưa lựa chọn các ngành học chuyên sâu khác. Bên cạnh đó, hiện nay các trường đại học Trung Quốc hợp tác với Việt Nam chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, như: Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Quý Châu… mà chưa tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền Trung Trung Quốc hay tại thành phố lớn như: Bắc Kinh, Thượng Hải…

Để quan hệ hợp tác giáo dục Trung - Việt ngày càng tốt đẹp hơn, TS. Trần Thị Thuỷnữhọc giảViệt Nam kiến nghị, hai bên cần phải cung cấp nhiều hơn nữa các suất học bổng cũng như định hướng ngành nghề liên quan đến đào tạo chuyên ngành, chuyên ngành sâu và đặc biệt là chuyên ngành về khoa học công nghệ trong đào tạo nguồn nhân lực. Việt Nam cần nhanh chóng có sự chuyển mình về trình độ giáo dục, về cơ sở vật chất để bắt kịp với Trung Quốc, như vậy sẽ thu hút được nhiều hơn các bạn lưu học sinh đến Việt Nam không chỉ học về ngôn ngữ và văn hoá mà còn học về các chuyên ngành khác mà Việt Nam có ưu thế nổi bật.

Hai nước cũng cần cổ vũ hơn nữa hợp tác giáo dục giữa các đại học tư nhân bởi những đơn vị dân doanh này có sự linh hoạt, năng động nhất định trong việc đáp ứng nhanh những chuyển động về nhu cầu lực lượng lao động giữa hai nước. Vì vậy trong tương lai, cần mở thêm các cơ hội giao lưu, diễn đàn giao lưu giáo dục giữa hai nước để thu hút nhiều hơn nữa các đơn vị giáo dục mang tính tư nhân.

Ngoài ra, cần chú trọng, thúc đẩy phát triển hơn nữa hợp tác giáo dục giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam và Trung Quốc. Các địa phương này đang là nơi có hợp tác kinh tế rất mật thiết, vì vậy nhu cầu nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, có chuyên ngành ngày càng gia tăng.

“Nếu chính phủ hai nước, chính quyền các địa phương biên giới có thể thúc đẩy mạnh mẽ hơn các hiệp định về giáo dục đã ký kết thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bạn học sinh các tỉnh biên giới của Việt Nam đi sang Trung Quốc học tập cũng nhưvà ngược lại. Như vậy sẽ giúp hai bên đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo cơ sở thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương cả về kinh tế, ngoại giao, nhân văn… đi vào chiều sâu, thiết thực hơn,” TS. Trần ThịThuỷnữ học giả Việt Nam đánh giácho hay.