> vietnamese > TQ-ASEAN > ASEAN > Trung tâm hội viên
Công tác Tam nông ở Trung Quốc: Kinh nghiệm phong phú cho các nước đang phát triển
 Mới nhất:2024-08-28 17:46:10   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CMG

Ngày 3/2/2024, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra Văn kiện số 1 chỉ đạo công tác “Tam nông” lần thứ 12 kể từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII được công bố, đề xuất thúc đẩy mạnh mẽ và hiệu quả “lộ trình” chấn hưng toàn diện nông thôn. Cũng trên tinh thần đó, Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 3 Khoá XX trong tháng 7 vừa rồi trên tinh thần cải cách sâu sắc toàn diện và thúc đẩy hiện đại hoá kiểu Trung Quốc, đồng thời với thúc đẩy phát triển chất lượng cao, đã tập trung vào việc tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp tổng thể thúc đẩy công tác “Tam nông”. Có thể thấy, việc thúc đẩy toàn diện chấn hưng nông thôn, đẩy nhanh xây dựng quốc gia mạnh về nông nghiệp mặc dù là một đề tài nan giải mang tính toàn cầu, song với quan điểm mới và tư duy mới của Trung Quốc về chiến lược xây dựng quốc gia mạnh về nông nghiệp và chấn hưng nông thôn, đã thể hiện quyết tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc mạnh dạn ứng phó với thách thức, tương lai chấn hưng nông thôn của Trung Quốc rất xán lạn.

\

TS. Mai Bắc Mỹ, Trưởng Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế, cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Hội nghị công tác nông thôn Trung ương Trung Quốc tổ chức vào đầu năm nay cũng là năm mà Hội nghị Trung ương 3 đã đề xuất rõ ràng về việc làm thế nào thúc đẩy toàn diện chấn hưng nông thôn, đẩy nhanh việc xây dựng quốc gia mạnh về nông nghiệp, vẽ lên bức tranh toàn cảnh hiện đại về tương lai tươi đẹp cho đông đảo nông dân Trung Quốc. Đây là những vấn đề đã thu hút sự quan tâm của TS. Mai Bắc Mỹ, Trưởng Ban Đối ngoại và Hợp tác quốc tế, cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. TS. Mai Bắc Mỹ đánh giá cao quan điểm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về hình ảnh của một nông thôn tươi đẹp “non xanh nước biết, suối vàng, núi bạc”. Ông cho biết, chiến lược chấn hưng nông thôn của Trung Quốc nhằm thúc đẩy phát triển nông thôn bền vững, bao gồm xây dựng nền kinh tế nông thôn vững mạnh, chiến lược này giao thoa với các mục tiêu quan trọng của Trung Quốc như “nền văn minh sinh thái” và “Trung Quốc tươi đẹp”, tương ứng với chính sách phát triển.

Chia sẻ về những ấn tượng tốt đẹp về sự nghiệp chấn hưng nông thôn của Trung Quốc, TS. Mai Bắc Mỹ cho biết, ngay từ khi làm Bí thư Tỉnh ủy ở tỉnh Chiết Giang, đồng chí Tập Cận Bình đã đưa ra quan điểm về “Công trình mười triệu” (Làm mẫu ngàn thôn, sửa sang vạn thôn), với tiêu chí: “Nông thôn mới phải có diện mạo mới. Cần kiên trì lấy con người làm gốc, thúc đẩy cải tạo và xây dựng thôn làng và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cộng đồng nông thôn truyền thống sang nông thôn hiện đại”. Tuy nhiên, về cơ sở cho thực hiện công tác “Tam nông”, TS. Mai Bắc Mỹ cũng cho biết, trong khi củng cố cuộc chiến chống đói nghèo, Trung Quốc đã thúc đẩy mạnh mẽ chấn hưng nông thôn và phục hồi nông thôn, nó không chỉ mang lại sự cải thiện chung về chất lượng cuộc sống của nông dân mà còn tạo ra những thay đổi đáng kể trong môi trường nông thôn.

TS. Mai Bắc Mỹ còn cho biết, theo Văn kiện số 1 và Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 3, thì một trong những nội dung quan trọng hiện nay về công tác “Tam nông” luôn gắn với việc tăng cường xây dựng văn minh sinh thái nông thôn. Về việc này Trung Quốc sẽ tiếp tục đấu tranh chống ô nhiễm nông nghiệp và nông thôn, đồng thời thúc đẩy bảo vệ và phục hồi sinh thái nông thôn một cách tổng hợp; kiên quyết thúc đẩy việc giảm thiểu và tăng hiệu quả sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, đồng thời thúc đẩy mô hình chu trình trồng trọt và chăn nuôi; Thúc đẩy công tác phòng ngừa và kiểm soát toàn diện ô nhiễm nguồn không điểm trong nông nghiệp; Thúc đẩy các hành động nhằm giảm việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thú y. Tăng cường điều tra, khắc phục các nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng trong đất nông nghiệp. Tăng cường kiểm soát chất lượng, an toàn và kiểm nghiệm sản phẩm nông sản tại nguồn gốc, đồng thời nâng cao năng lực giám sát an toàn thực phẩm trong toàn bộ quy trình “từ đồng ruộng đến bàn ăn”.

Hội nghị Trung ương 3 về thúc đẩy hiện đại hoá và phát triển chất lượng cao, nó còn đòi hỏi phải tăng cường hỗ trợ khoa học và công nghệ nông nghiệp. Tối ưu hóa bố cục chiến lược đổi mới khoa học và công nghệ nông nghiệp và hỗ trợ xây dựng các nền tảng đổi mới lớn. Đây cũng là điểm chia sẻ mà TS. Mai Bắc Mỹ nhấn mạnh.

Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ Nông nghiệp Quốc gia đã triển khai các dự án sản xuất lúa hữu cơ ở nhiều nơi và bước đầu đạt kết quả tốt. TS Mai Bắc Mỹ cho biết, Việc sử dụng phân hữu cơ nano và chế phẩm sinh học trong sản xuất rau, lúa ở hai nơi Hà Nội và Hải Dương đã đạt được kết quả tốt. Theo thống kê, năng suất lúa của mô hình này đạt 6,38 tấn/ha, hiệu quả tăng thêm 10% khi mở rộng sản xuất. Mô hình sản xuất và bán sản phẩm lúa hữu cơ đã được triển khai tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và các tỉnh khác với diện tích trồng 240 ha. Việc áp dụng quy trình sản xuất lúa hữu cơ và sử dụng chế phẩm sinh học đã giúp sản xuất lúa, gạo an toàn, tăng lợi nhuận cho nông dân.

Sự nghiệp hiện đại hoá xã hội ở Trung Quốc bao hàm trong đó có công tác “Tam nông” ở nông thôn không chỉ tạo điều kiện chuyển đổi và nâng cấp phát triển kinh tế của Trung Quốc, mà đó còn cung cấp kinh nghiệm thực tế cho Việt Nam và các nước đang phát triển khác, cùng nhau thúc đẩy cho sự phát triển chung của khu vực và thế giới.