> vietnamese > TQ-ASEAN > ASEAN > Trung tâm hội viên
Việt Nam đánh giá cao về sự phát triển Lực lượng sản xuất chất lượng mới của Trung Quốc
 Mới nhất:2024-09-12 20:37:00   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CMG

Tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá XX vừa bế mạc cách đây không lâu, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra bố trí chiến lược về việc tiếp tục đi sâu cải cách toàn diện, thúc đẩy hiện đại hóa kiểu Trung Quốc, nhấn mạnh “phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới phù hợp với yêu cầu của từng địa phương”. Trung Quốc làm thế nào tiếp tục đi sâu cải cách toàn diện, làm thế nào hiểu về lực lượng sản xuất chất lượng mới, trở thành vấn đề được giới học thuật Việt Nam và các nước khác trên thế giới cùng quan tâm. PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Triết học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam rất lạc quan về phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới của Trung Quốc, bà cho rằng lực lượng sản xuất chất lượng mới sẽ tiếp thêm nguồn động lực cho phát triển chất lượng cao, sáng kiến mới này sẽ mang đến tham khảo hữu ích cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam,v.v..

\

PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Triết học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Lực lượng sản xuất chất lượng mới là chỉ  lực lượng sản xuất tiên tiến được chủ đạo bởi sự đổi mới sáng tạo, thoát khỏi phương thức  tăng trưởng kinh tế truyền thống, con đường phát triển lực lượng sản xuất có đặc trưng khoa học công nghệ cao, hiệu suất cao, chất lượng cao, phù hợp quan điểm phát triển mới. PGS. TS Nguyễn Thị Lan Hương cho rằng, sáng kiến mới này là lực lượng sản xuất kiểu mới khác với lực lượng sản xuất truyền thống, là lực lượng sản xuất dựa trên đổi mới sáng tạo công nghệ là chính, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chất lượng cao của Trung Quốc.

PGS. TS Nguyễn Thị Lan Hương phân tích, nếu năm 1980, Trung Quốc có dân số 1 tỷ người và GDP bình quân đầu người là 200 USD, tương đương với một quốc gia có tổng GDP 200 tỷ USD, chỉ chiếm 1% GDP toàn cầu, thì đến nay sau 40 năm cải cách mở cửa, GDP của Trung Quốc đã đạt 18 nghìn tỷ USD vào năm 2020, tăng gấp 90 lần so với GDP năm 1980. “Đối với Trung Quốc, trong quá trình 40 năm vĩ đại này, thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn, đầu tư công nghiệp, phát triển bất động sản đô thị và  phát triển các lĩnh vực kinh tế khác, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, một bước nhảy vọt lịch sử to lớn”.  Hiện nay đã bước vào thời kỳ mới, loài người đã đón chào cuộc cách mạng công nghệ và ngành nghề mới, Trung Quốc cũng vậy, phương thức tăng trưởng truyền thống và con đường phát triển của Trung Quốc hiện đã bước vào tình trạng “thắt cổ chai”, cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học công nghệ và ngành nghề vòng mới đã hình thành điểm giao thoa mang tính lịch sử với quá trình chuyển đổi nhanh chóng mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc. PGS. TS Nguyễn Thị Lan Hương nói: “Trung Quốc cần thực hiện phát triển chất lượng cao, phải hình thành lực lượng sản xuất chất lượng mới, điều then chốt là nằm ở sáng tạo khoa học công nghệ.”

PGS. TS Nguyễn Thị Lan Hương cho biết, công nghệ mới đã ươm mầm  ngành nghề mới, cung cấp cơ hội việc làm mới tại Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra kết cấu kinh tế đa dạng và linh hoạt. PGS. TS Nguyễn Thị Lan Hương nói, “Ví dụ, trong những năm gần đây, các ngành dịch vụ số như thương mại điện tử,v.v tại Trung Quốc phát triển mạnh mẽ đã thay đổi cách giao tiếp và cách triển khai nghiệp vụ của người dân, góp phần phát triển kinh tế; Trung Quốc không ngừng đầu tư vào lĩnh vực sáng tạo khoa học công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển công nghệ mũi nhọn trong lĩnh vực như Robot, trí tuệ nhân tạo và năng lượng tái sinh,v.v, cũng sẽ thúc đẩy ngành chế tạo Trung Quốc giữ được  ưu thế cạnh tranh”.

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lan Hương, Trung Quốc thúc đẩy chuyển đổi mô hình truyền thống theo hướng cao cấp, thông minh và xanh, dựa vào sáng tạo khoa học công nghệ dẫn dắt xây dựng hệ thống ngành nghề hiện đại hóa, tiếp thêm nguồn động lực và sự hỗ trợ mạnh mẽ  cho hiện đại hoá kiểu Trung Quốc. Bà Nguyễn Thị Lan Hương cho biết: “Ý nghĩa quan trọng của việc Trung Quốc ra sức thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới nằm ở chỗ, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn lấy người dân làm trung tâm, dẫn dắt 1/6 dân số trên toàn cầu tiến bước vững chắc hướng tới mục tiêu cùng giàu, đây là một khuôn mẫu cung cấp cho các nước đang phát triển, trong có Việt Nam tham khảo”.