Một loại đồ chơi giảm căng thẳng gọi là "chút chít" đang trở nên phổ biến trong giới trẻ Trung Quốc. Bánh mì nướng Toast, bánh cơm nắm, bánh pudding... những món ăn có màu sắc sặc sỡ và nhìn rất ngon mắt này chính là "chút chít". Chúng thường được làm từ chất liệu silicon, có cảm giác mềm mại, đàn hồi, dễ bóp, có hình dáng giống các món ăn, vừa đẹp mắt vừa giúp giải tỏa căng thẳng, thu hút rất nhiều bạn trẻ.
Tiểu Đường ở Hàng Châu bắt đầu tham gia nhóm “chút chít” vào tháng 3 năm nay. Cô vốn thích sưu tầm các mô hình nhân vật làm thủ công và đồ chơi bằng lông mềm, lần đầu tiên bị thu hút bởi hình dáng dễ thương, sống động của các thể loại "chút chít". "Lần đầu thấy là tôi đã mê rồi, mua liền 10 loại, gồm bánh cơm nắm, bánh pudding, bánh ngọt... Khi nhận hàng và bắt đầu bóp, cảm giác đàn hồi và thoải mái làm tôi cảm thấy thư giãn và vui vẻ hơn.”
Tại Trung Quốc, các sản phẩm giải tỏa căng thẳng như chút chít, đồ chơi lông mềm cho người lớn đang được giới trẻ ưa chuộng. Những thứ nhỏ bé này nhìn có vẻ như không cần thiết lắm nhưng lại giúp giảm căng thẳng, đã thúc đẩy "kinh tế thư giãn" bùng nổ. Theo báo cáo xu hướng tiêu dùng toàn cầu 2023 của công ty nghiên cứu thị trường Mintel, "cuộc sống thư giãn" sẽ là một trong năm xu hướng chính ảnh hưởng đến thị trường tiêu dùng toàn cầu trong tương lai.
Tại trung tâm mua sắm Hợp Sinh Hối đường Đại Vọng, quận Triều Dương, Bắc Kinh, Hà Khải, người đang chọn đồ chơi giảm căng thẳng, chia sẻ: "Khi gặp áp lực công việc, tôi thường mua một số đồ chơi như con quay hồi chuyển, rubik giảm căng thẳng... Những món này không đắt nhưng thực sự giúp tôi thư giãn."
Lý Doanh Oánh, làm việc tại Thượng Hải, là một fan trung thành của đồ chơi giải tỏa căng thẳng. Cô thường mua các món đồ trang trí mang ý nghĩa tốt đẹp trên mạng, như cỏ bốn lá thủy sinh tượng trưng cho luôn gặp may mắn, hay miéng dán phím chữ Phúc với màu sắc rực rỡ hay bày cá gỗ Kappa .... trang trí trên bàn làm việc. "Mỗi lần nhìn thấy chúng, tâm trạng tôi tự nhiên trở nên vui vẻ, cảm giác như mình hạnh phúc hơn," cô chia sẻ.
Hiện nay, ngày càng có nhiều người sẵn sàng chi tiền cho giá trị cảm xúc. Trên các nền tảng mua sắm trực tuyến, một loại đồ chơi giải tỏa căng thẳng hình thỏ cà rốt có giá khoảng 5 nhân dân tệ đã bán được hơn 100.000 sản phẩm. Nhiều ốp điện thoại hay áo phông in chữ mang giá trị an ủi cảm xúc cũng trở thành lựa chọn phổ biến.
Báo cáo xu hướng tiêu dùng thanh niên Trung Quốc 2024 cho thấy, gần 30% người trẻ được khảo sát sẵn sàng chi tiêu để tìm kiếm giá trị cảm xúc giúp chữa lành tâm hồn.
Trương Nghi, một nhân viên văn phòng làm việc tại một công ty công nghệ ở quận Hải Điện, Bắc Kinh, chia sẻ: "Khi áp lực công việc quá lớn, tôi sẽ chọn làm một số sản phẩm thủ công như đồ mây tre đan, gốm sứ, cắm hoa... Những hoạt động này không chỉ giúp tôi thư giãn mà còn mang lại niềm vui và cảm giác thành tựu khi sáng tạo.”
Người tiêu dùng thuộc thế hệ 9x, Lý Hạo Vũ, lại yêu thích các dịch vụ trị liệu tinh thần. "Tôi thường tham gia các buổi thiền chính niệm và liệu pháp spa với tinh dầu thơm. Những dịch vụ này giúp tôi thoát khỏi guồng quay công việc bận rộn, tập trung vào hiện tại và cảm nhận sự thư giãn, bình yên của cả tâm trí lẫn cơ thể.”
Giới trẻ ngày càng sẵn sàng chi tiền cho giá trị cảm xúc, một phần là do mức sống và thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu về đời sống tinh thần ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Sự khao khát và theo đuổi những cảm xúc tích cực như hạnh phúc và thỏa mãn không chỉ ảnh hưởng đến lựa chọn và hành vi tiêu dùng mà còn dần trở thành một xu hướng tiêu dùng. Việc theo đuổi giá trị cảm xúc trong sản phẩm và dịch vụ phản ánh nhu cầu về chất lượng sống cao và hạnh phúc của người tiêu dùng, đồng thời thể hiện sự thay đổi trong quan điểm văn hóa xã hội và tiêu dùng. Mặt khác, áp lực công việc và cuộc sống cũng làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng để giải tỏa cảm xúc. Nhu cầu tiêu dùng của một số nhóm thanh niên đang chuyển từ chức năng sang cảm xúc.
- Trung Quốc: "Kinh tế thư giãn" trỗi dậy
- Sôi động thương mại xuyên biên giới Trung Quốc – Việt Nam ở Quảng Tây
- Diễn đàn Tham vấn các nước Nam bán cầu diễn ra tại Bắc Kinh
- Phu nhân Bành Lệ Viên gửi thư mừng tới lễ trao Giải thưởng Giáo dục tr
- Tổng Bí thư Tập Cận Bình: Anh dũng xông pha trong xây dựng hiện đại hóa
- Cảnh sát biển Trung Quốc trục xuất tàu cá Nhật Bản hoạt động trái ph
Video tốt nhất
Bài văn liên quan
- Trung Quốc: "Kinh tế thư giãn" trỗi dậy
- Sôi động thương mại xuyên biên giới Trung Quốc – Việt Nam ở Quảng Tây
- Diễn đàn Tham vấn các nước Nam bán cầu diễn ra tại Bắc Kinh
- Phu nhân Bành Lệ Viên gửi thư mừng tới lễ trao Giải thưởng Giáo dục trẻ em gái và phụ nữ của UNESCO năm 2024
- Tổng Bí thư Tập Cận Bình: Anh dũng xông pha trong xây dựng hiện đại hóa kiểu Trung Quốc
- Cảnh sát biển Trung Quốc trục xuất tàu cá Nhật Bản hoạt động trái phép ở vùng biển Đảo Điếu Ngư theo pháp luật
- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trả lời thư khuyến khích đại diện sinh viên tham dự Cuộc thi Sáng tạo sinh viên quốc tế Trung Quốc
- Bản thành tích mới nhất của ngoại thương Trung Quốc truyền đi những thông điệp gì?
- Lục quân Trung Quốc và Thái Lan sẽ tổ chức huấn luyện chung mang tên “Đột kích 2024”
- Chủ tịch Tập Cận Bình gửi thư mừng tới Lễ trao Giải thưởng hàng năm 2024 cho Ủy ban toàn quốc quan hệ Mỹ-Trung
Hot Phát biểu bình luận
- Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 8 diễn ra tại Viêng Chăn Lào
- Trung Quốc tuyên bố chính thức gia nhập “Liên minh Tham vọng cao vì Thiên nhiên và Con người”
- Khai mạc Liên hoan phim Quốc tế đảo Hải Nam lần thứ 3
- 120 doanh nghiệp Việt Nam tham dự CAEXPO 2024
- Hoạt động tuần tra và hành pháp chung lần thứ 145 trên sông Mê Công giữa Trung Quốc, Lào, Myanmar và Thái Lan kết thúc tốt đẹp
- WTO: Năm 2024 thương mại hàng hoá toàn cầu sẽ tăng 2,7 %
- Rạp chiếu phim ở các nơi Trung Quốc mở cửa trở lại, nhiệt tình xem phim của khán giả tăng cao
- Tổng Bí thư Tập Cận Bình cùng lãnh đạo Đảng và nhà nước Trung Quốc dâng hoa anh hùng nhân dân
- Thành tựu xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc cung cấp tham khảo hữu ích cho các nước đang phát triển
- Số lượng tàu chuyên tuyến Trung Quốc (châu thổ sông Trường Giang) – châu Âu vận hành trong 9 tháng đầu năm nay tăng 15,7% so với cùng kỳ