> vietnamese > TQ-ASEAN > ASEAN > Trung tâm hội viên
Tàu chuyên tuyến Trung - Việt bắc nhịp cầu hạnh phúc “kết nối hai chiều”
 Mới nhất:2024-10-23 20:22:18   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:Tân Hoa xã

Tháng 10, ga Đông Anh ở thủ đô Hà Nội, Việt Nam vào lúc rạng sáng đèn đóm sáng trưng, cần cẩu hoạt động qua lại như thoi đưa, đưa từng chiếc container lên sàn tàu chuyên tuyến Trung - Việt, con tàu chuyên chở gỗ với trọng tải hơn 500 tấn sau đó vang  lên hồi còi đi đến Quảng Tây, Trung Quốc.

\

Hàng hóa trên chuyến tàu này là nguyên liệu làm giấy của Công ty TNHH Sản phẩm bột giấy Lý Văn Sùng Tả Quảng Tây thu  mua tại miền Nam Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vận hành cảng cạn quốc tế Việt Nam Trương Tồn Vĩ cho biết: “Trước đây, rất nhiều chuyến tàu chuyên tuyến đều là ghép hàng hóa lẻ thành một chuyến, hiện nay một chuyến tàu có nhiều container thường là một loại hàng hóa, chúng tôi còn mở các chuyến tàu đa chủng loại như hàng nông sản, v.v..”

Tháng 8 năm nay, hai nước Trung - Việt ký Nghị định thư liên quan vận chuyển dừa tươi Việt Nam sang Trung Quốc. Trong mấy tháng qua, để chuẩn bị cho việc mở chuyến tàu chuyên tuyến chở dừa tươi sắp tới, ông Trương Tồn Vĩ đã nhiều lần đến khu sản xuất dừa ở miền Nam Việt Nam: “Là nền tảng vận hành tàu chuyên tuyến Trung - Việt, chúng tôi cũng đang làm công tác chuẩn bị, mong xây dựng làn xe nhanh cho dừa tươi Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc”.

Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại đường sắt Việt Nam Nguyễn Hoàng Thanh cho biết, tàu chuyên tuyến Việt - Trung bắt đầu hoạt động từ năm 2017, ban đầu chủ yếu vận chuyển hàng hóa khá là cơ bản, đến nay đã phát triển hơn 300 loại hàng hóa. Sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bao gồm hàng nông sản, sản phẩm điện tử, hàng dệt may, v.v.. Trong khi đó, hàng hóa của Trung Quốc vận chuyển sang Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu cần cho ngành gia công chế tạo, vật liệu xây dựng, v.v..

Ông Nguyễn Hoàng Thanh cho biết, tàu chuyên tuyến Việt – Trung hoạt động hai chiều, vận chuyển hàng hóa của Việt Nam đến hơn 20 tỉnh, thành của Trung Quốc, và kết nối với tàu chuyên tuyến Trung Quốc  - châu Âu đi đến các quốc gia khu vực Trung Á và châu Âu. Hàng hóa của Trung Quốc không chỉ vận chuyển đến Việt Nam, mà còn thông qua Việt Nam đi vào các nước ASEAN như Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, v.v..

Bảy năm qua, tàu chuyên tuyến Trung - Việt phát triển mạnh mẽ. Số liệu cho thấy, tính đến ngày 30/9/2024, tàu chuyên tuyến Trung – Việt vận chuyển hàng hóa xuất phát từ Quảng Tây trong năm nay vượt 10 nghìn container tiêu chuẩn, lập mức cao kỷ lục với 10380 container tiêu chuẩn. Đằng sau việc này không thể tách rời nỗ lực “kết nối hai chiều” của hai nước Trung – Việt. Năm 2023, Trung Quốc hoàn thành cải tạo tăng tốc độ đoạn đường sắt từ Nam Ninh đi Bằng Tường, tàu chuyên tuyến trên tuyến đường sắt quốc tế Trung – Việt có thể chạy với tốc độ 90 km/h.

Giám đốc nghiệp vụ Công ty Hữu hạn Quảng Tây Sinotrans Chu Thế Cường cho biết: “Ban đầu chúng tôi xuất khẩu nhựa nhiệt dẻo sang Việt Nam là thông qua đường biển, hiện nay vận chuyển bằng tàu chuyên tuyến Trung – Việt tiết kiệm được thời gian từ 3-5 ngày”.

Tháng 1/2024, công ty đường sắt hai nước Trung - Việt hiệp thương xác định thời gian biểu toàn hành trình của tàu chuyên tuyến Trung - Việt, rút ngắn mạnh thời gian vận chuyển. Tổng thời gian vận chuyển từ ga Nam Ninh Trung Quốc đến ga Yên Viên Việt Nam từ hơn 40 tiếng rút ngắn xuống nhanh nhất còn 14 tiếng, hiệu quả vận chuyển của tàu chuyên tuyến Trung - Việt tăng lên rõ rệt.

\

Trung Quốc liên tiếp nhiều năm giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại ASEAN. Ông Nguyễn Hoàng Thanh cho biết, cùng với sự tuyên truyền quảng bá cũng như hỗ trợ dịch vụ của ban ngành đường sắt hai nước, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa  chọn vận tải đường sắt, tàu chuyên tuyến Trung – Việt có thể rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, giảm giá thành của doanh nghiệp, thúc đẩy hiệu quả trao đổi thương mại giữa hai nước. Chính vì vậy, Chính phủ và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có kế hoạch tiếp tục đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng đường sắt như hệ thống nhà ga, nơi để hàng, v.v., nhằm tăng cường kết nối với đường sắt Trung Quốc, nâng cao năng lực vận tải giữa hai nước.