> vietnamese > TQ-ASEAN > Văn hóa giao lưu > Trung tâm hội viên
"Hai triển lãm Một cuộc thi" tạo mặt bằng giao lưu mới cho văn hóa dệt may Trung Quốc và nước ngoài
 Mới nhất:2010-05-04 10:45:15   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:Đài Phát Thanh QT
     Tháng 4 Bắc Kinh xuân về hoa nở, ông Giu-ni-chi A-rai, nhà thiết kế hàng dệt may quốc tế nổi

      Tháng 4 Bắc Kinh xuân về hoa nở, ông Giu-ni-chi A-rai, nhà thiết kế hàng dệt may quốc tế nổi tiếng của Nhật Bản đến Học viện Mỹ thuật trường Đại học Thanh Hoa, chủ trì lễ khai mạc triển lãm tác phẩm cá nhân của ông mang tên "Dấu ấn 50 năm--vải Giu-ni-chi A-rai". Cùng ngày, Triển lãm nghệ thuật dệt may châu Á lần thứ 7 và Cuộc thi thiết kế hàng dệt may Trung Quốc lần thứ 10 cũng cùng lúc khai mạc tại Học viện Mỹ thuật trường Đại học Thanh Hoa, hơn 700 tác phẩm thiết kế hàng dệt may ra mắt khán giả.

      Triển lãm "Dấu ấn 50 năm –vải Giun-ni-chi A-rai" cả thảy trưng bày hơn 150 tác phẩm của ông Giun-ni-chi A-rai trong 50 năm qua. Ông Giun-ni-chi A-rai được tôn vinh là "Thiên tài" trong giới nghệ thuật dệt kim Nhật Bản, từng thiết kế vật liệu vải mới cho nhiều nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Nhật Bản như Issey Miyake v.v. Những năm qua, vải chống cháy, vải hoá học chống sóng điện, vải với chất xúc tác quang học v.v do ông sáng tạo đều đại diện cho công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực thiết kế hàng dệt may của Nhật Bản. Tại lễ khai mạc, ông Giun-ni-chi A-rai nói:
 
      "Tôi thiết kế hàng dệt may, tôi cho rằng đây là một công tác đóng góp cho hoà bình, có thể chấm dứt các cuộc chiến tranh và tranh chấp trên thế giới, theo tôi, sợi tượng trưng cho hoà bình. Tôi mong trái đất không có chiến tranh hạt nhân, mọi người dùng hai bàn tay bảo vệ môi trường trái đất, mong mọi người dùng hai bàn tay sáng tác tác phẩm nghệ thuật dệt kim ấm áp nhất và đẹp nhất."
 
      Ngoài Triển lãm tác phẩm vải Giun-ni-chi A-rai ra, Triển lãm nghệ thuật dệt kim châu Á lần thứ 7 cùng lúc khai mạc, nghệ sĩ của nhiều nước châu Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a v.v, hơn 100 tác phẩm của 20 trường đại học châu Á đã tham gia triển lãm.
 
      Tại Triển lãm nghệ thuật dệt kim châu Á, các loại vật liệu sợi như vải, gai, tơ, giấy v.v được xử lý bằng kỹ thuật tiên tiến và công nghệ điêu luyện, với hình thái phong phú và đa nguyên, vật liệu sợi thể hiện sự suy nghĩ của nghệ sĩ đối với sự sống, hài hoà và thế giới.
 
      Tác phẩm của bà Ka-phi-a-ti đến từ In-đô-nê-xi-a là tác phẩm in hoa hợp tác với nhà thiết kế thời trang, tác phẩm có màu sắc sặc sỡ, sờ mịn tay, đậm đà đặc sắc Đông Nam Á. Bà nói, vì văn hóa và truyền thống khác nhau, tác phẩm thiết kế của nghệ sĩ Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a khác nhau, mỗi một nghệ sĩ đều có thể thông qua các loại sợi thể hiện quan niệm và phong cách mạnh mẽ của mình. Bà nói:
 
      "Các nghệ sĩ đều mang theo tác phẩm tiêu biểu của mình, thể hiện phong cách của mình, hàng dệt may của các nghệ sĩ không ngừng phát triển, có nghệ sĩ dùng công nghệ mới nhất, có nghệ sĩ dùng công nghệ truyền thống, về vật liệu, có nghệ sĩ sử dụng hàng dệt, có người dùng gỗ, nhưng bất cứ là chất liệu nào, họ đều thể hiện khái niệm và phong cách nghệ thuật mạnh mẽ của mình."
 
      Nữ nghệ sĩ Trung Quốc Trương Lệ dùng hai loại tơ mỏng màu đen và màu đỏ làm hình ảnh "tượng thần dán trên cửa", rất thơ mộng. Bà Trương Lệ là chủ nhiệm Khoa thiết kế thời trang Học viện Mỹ thuật Tây An, bà cho biết bà rất coi trọng đặc sắc khu vực khi giảng dạy. Bà nói:
 
     "Tỉnh Thiểm Tây có ưu thế đặc biệt, xét về khu vực, bất cứ là nét truyền thống, hay nét dân tộc, nét dân gian, tài nguyên đều rất phong phú, cho nên chúng tôi rất chú trọng văn hóa khu vực khi giảng dạy, tác phẩm thiết kế thời trang trong đó có tác phẩm của tôi đều thể hiện nguyên tố Trung Quốc, chúng tôi không thể từ bỏ đặc sắc khu vực sở tại. Về nghệ thuật dệt kim, chúng tôi cũng mong muốn giao lưu với nước ngoài, chúng ta cần phải thúc đẩy sự phát triển của nhau."
 
      Cuộc thi thiết kế hàng dệt may Trung Quốc lần thứ 10 và Hội thảo lý luận quốc tế cũng cùng lúc diễn ra tại Học viện Mỹ thuật trường Đại học Thanh Hoa, sinh viên của 14 trường đại học và cao đẳng trong đó có Học viện Mỹ thuật Trung Quốc, Học viện Mỹ thuật Thiên Tân, Học viện Thời trang Bắc Kinh v.v tham gia cuộc thi, ban giám khảo sẽ bình chọn giải vàng, bạc và đồng trong hơn 400 tác phẩm tham gia cuộc thi. Được biết, quy mô của cuộc thi lần này có phần mở rộng, chủng loại tác phẩm ngày càng phong phú, thể hiện đa nguyên hoá linh cảm thiết kế và tính sáng tạo đổi mới truyền thống của thế hệ nhà thiết kế mới trong lĩnh vực thiết kế hàng dệt may.
 
      Người phụ trách của Học viện Mỹ thuật trường Đại học Thanh Hoa nói, ngành dệt may Trung Quốc muốn phát triển, phải đổi mới, trước tiên cần phải học tập với thái độ khiêm tốn, tham khảo kinh nghiệm tiên tiến của các nước khác, sở dĩ cùng lúc tổ chức cuộc thi lần này và hai triển lãm quốc tế là nhằm thúc đẩy sự giao lưu giữa ngành dệt may và nghệ sĩ các nước, cũng như tạo cơ hội cho nhà thiết kế và học sinh Trung Quốc học tập kinh nghiệm quốc tế, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nâng cao trình độ thiết kế hàng dệt may và chất lượng đào tạo nhân tài của Trung Quốc.
 
 

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận