> vietnamese > TQ-ASEAN > Tin tức du lịch > Trung tâm hội viên
Quý Châu đẹp muôn màu
 Mới nhất:2012-03-26 14:24:43   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:cri

\

\

Địa mạo Castơ và phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số đã tạo dựng nên nhãn mác văn hóa du lịch của Quý Châu, đã nói đến du lịch thì ở miền tây nam tỉnh Quý Châu có khá nhiều tài nguyên đáng kiêu hãnh, trên mảnh đất chỉ rộng có 168 nghìn km vuông này đã có hơn 100 cảnh đẹp thiên nhiên, với cảnh quan nhân văn, di tích lịch sử, phong tục tập quán dân tộc, mức độ dày đặc, phong phú đa dạng và vô cùng độc đáo thuộc vào loại hiếm thấy. Đường hành lang tranh thung lũng sông Mã Lĩnh mỗi bước đi là một cảnh đẹp, Vạn Phong Lâm được nhà lữ hành nổi tiếng Từ Hà Khách khen ngợi là "Thiên hạ sơn phong hà kỳ đa, Duy hữu thử xử phong thành lâm"; Vạn Phong Lâm với "Nhất hồ liền tam tỉnh" thiên đường buông câu, nền văn hóa dân tộc Bố Y muôn màu muôn vẻ, dư âm "Bát âm tọa xướng" mã mãi ngân vang.

Vạn Phong Lâm là khu phong cảnh chính trong khu thắng cảnh trọng điểm quốc gia hồ Vạn Phong giữa lũng sông Mã Lĩnh và công viên địa chất quốc gia Hưng Nghĩa, nơi đây do hàng nghìn hàng vạn trái núi kỳ lạ ở phía đông nam thành phố Hưng Nghĩa tạo nên, khí thế bàng bạc hoành tráng, đỉnh núi nối liền nhau chi chít, do tạo hình độc đáo vô cùng ngoạn mục nên được gọi là "Thiên hạ kỳ quan".

Làng Na Khôi nằm ở vùng rốn khu phong cảnh Vạn Phong Lâm qua công tác khai thác du lịch nay đã thay da đổi thịt, phong tục tập quán dân tộc, nếp nhà trọ làng quê đậm đà màu sắc dân tộc và nền văn hóa địa vực phong phú đang kế tiếp nhau nổi lên như măng mọc, hoa nở khắp đó đây, mỗi nhà trọ đều có bến xe, máy vi tính, tivi và máy điều hòa nhiệt độ miễn phí, đã làm phong phú thêm đời sống hàng ngày của du khách, cũng tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân địa phương.

Châu tự trị dân tộc Bố Y và dân tộc Mèo nằm ở miền tây nam tỉnh Quý Châu, nền văn hóa của hai dân tộc đều có cội nguồn sâu xa, với địa mạo Castơ đẹp kỳ diệu, đồng bào dân tộc Bố Y nhiệt tình hiếu khách, tua du lịch miền tây nam đang tạo dựng nên nhãn mác văn hóa và phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, cảnh quan nhân văn hậu trọng đã chút thêm linh khí cho bức tranh sơn thủy hùng vĩ ở miền tây nam này.

"Li dâu li" theo tiếng dân tộc Bố Y có nghĩa là "Đã tốt lại càng tốt". Tại sân biểu diễn cỡ lớn bên suối nước nóng do tập đoàn An Đạt đầu tư xây dựng, đang có một buổi biểu diễn ca, múa, kịch của dân tộc Bố Y, cũng như vở kịch ca múa "Li dâu li" đang trình diễn, vở kịch này đã tổng hợp phương thức Bát âm tọa xướng truyền thống, sơn ca , hát chúc rượu v v của dân tộc Bố Y, ca ngợi tinh thần lao động cần cù và trí tuệ thông minh của đồng bào dân tộc Bố Y, vở lịch đã phản ánh được chủ đề phong tục tập quán dân tộc độc đáo, cũng như cuộc đời truyền kiếp của dân tộc Bố Y, buổi biểu diễn cũng trở thành một cảnh quan nhân văn sau phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở miền tây nam tỉnh Quý Châu.

Ông Đàm Đạt Văn ở làng Na Khôi mới dưới chân núi Vạn Phong Lâm đã nhân dịp đại hội khai thác du lịch toàn tỉnh lần thứ 6 tổ chức tại miền tây nam Quý Châu, mở một phòng trải nghiệm công nghệ dệt vải nguyên sinh thái của dân tộc Bố Y ngay tại làng mình. Dệt vải nguyên sinh thái là một công nghệ dệt vải thủ công truyền thống do tổ tiên người Bố Y địa phương để lại, mà ở khu vực cư trú của dân tộc này nhà nào nhà nấy cũng có dụng cụ ruộm và dệt vải, chị em phụ nữ Bố Y hầu như đều thành thạo dệt vải và thêu thùa, loại vải thô này chủ yếu dùng làm trang phục, ga trải giường hoặc đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của dân tộc Bố Y.

Hàng dệt của dân tộc Bố Y muôn màu muôn vẻ, chất vải dày, bền chắc, tuy rất cổ xưa mà màu sắc tươi tắn. Phòng trưng bày công nghệ dệt vải nguyên sinh thái của dân tộc Bố Y do ông Đàm Đạt Văn mở đã thu được ánh mắt của đông đảo du khách.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận