> vietnamese > Tin tức > Vịnh bắc bộ > Trung tâm hội viên
Tiểu thuyết Việt Nam “Nỗi buồn Chiến tranh” bán chạy tại Trung Quốc – độc giả đánh giá cao
 Mới nhất:2020-10-21 18:37:22   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

Tiểu thuyết “Nỗi buồn Chiến tranh” của Bảo Ninh, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam được tôn vinh là một trong mười tiểu thuyết lớn trong văn học thế giới đương đại. Tháng 4/2019, “Nỗi buồn Chiến tranh” do Phó Giáo sư Học viện Ngoại ngữ Đại học Bắc Kinh Hạ Lộ dịch sang tiếng Trung đã xuất bản phát hành, nhận được sự đánh giá cao của độc giả Trung Quốc, riêng hai website thương mại điện tử lớn của Trung Quốc là dangdang.com và JD.com đã bán gần chục nghìn cuốn.

Trên website thương mại điện tử dangdang.com có hơn 5.700 bình luận. Một độc giả Trung Quốc viết: “Một cuốn sách rất bất ngờ. Lần đầu tiên nhìn nhận cuộc chiến năm xưa từ góc độ của người Việt Nam, không có chủ nghĩa anh hùng, không có ý thức chính trị. Cuốn sách hay”. Một độc giả khác viết: “ ‘Nỗi buồn Chiến tranh’ đã vượt quá chiến tranh, chiến tranh là bối cảnh của tiểu thuyết, nội dung cốt lõi là tuổi thanh xuân đã trôi qua, giữa cái đẹp và nỗi đau”!

JD.com có hơn 3.500 bình luận. Độc giả đánh giá rằng: “Cuốn sách rất có ý nghĩa, hành văn rất hay, có gợi ý”. “Nội dung chân thực, sinh động, cậu con trai rất thích, có thể tìm hiểu lịch sử liên quan, cuốn sách hay”.

Bảo Ninh sáng tác “Nỗi buồn Chiến tranh” từ năm 1987, năm 1993 xuất bản phiên bản tiếng Anh tại Mỹ, gây tiếng vang lớn trên thế giới. Năm 1994, “Nỗi buồn Chiến tranh” được “Báo Độc lập” Anh trao giải tiểu thuyết nước ngoài hay nhất.

Phó Giáo sư Đại học Bắc Kinh Hạ Lộ quan tâm và nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong thời gian dài. Hạ Lộ từng cho biết: “Ngôn ngữ văn học và phong cách sáng tác của nhà văn Bảo Ninh hoàn toàn khác với các tác phẩm khác của Việt Nam mà bà từng đọc. Nghệ thuật ngôn ngữ của ông rất cao siêu, đã thể hiện đầy đủ tính phức tạp, nét đẹp và sức thể hiện mạnh mẽ của tiếng Việt. Tôi đã đưa cuốn tiểu thuyết này vào giảng dạy trong môn văn học của sinh viên hệ chính quy và nghiên cứu sinh thạc sĩ mà tôi phụ trách”.

Đầu năm 2012, Hạ Lộ đã hoàn thành bản cảo tiếng Trung “Nỗi buồn Chiến tranh”. Mùa Đông năm 2015, dưới sự sắp xếp của ông Phạm Xuân Nguyên, nhà phê bình văn học nổi tiếng Viện Văn học Việt Nam , Hạ Lộ đã gặp Bảo Ninh. Điều khiến cô ngạc nhiên là Bảo Ninh có duyên sâu đậm với Đại học Bắc Kinh. Hóa ra, từ năm 1958 đến năm 1964, cha Bảo Ninh từng giảng dạy tiếng Việt tại Đại học Bắc Kinh. Thế là Bảo Ninh cùng cha đến Đại học Bắc Kinh, trải qua một quãng thời gian thời thơ ấu tại đây.

Bảo Ninh cho biết ông hết sức vui mừng và lấy làm vinh dự khi “Nỗi buồn Chiến tranh” được Tiến sĩ Hạ Lộ dịch sang tiếng Trung và xuất bản tại Trung Quốc. Mặc dù không biết tiếng Trung, nhưng thấy tác phẩm của mình được dịch sang tiếng Trung cảm giác như mình đã kế thừa truyền thống Hán học của dòng họ từ cụ ông đến ông và cha.

Từ nhỏ, Bảo Ninh đã đọc thuộc lòng “Tam quốc Diễn nghĩa”. Ông nhập ngũ vào năm 17 tuổi, từng tham gia Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bảo Ninh cho biết, rất nhiều người đã hy sinh trong chiến tranh, ông may mắn sống sót là do ông thường xuyên kể chuyện “Tam quốc Diễn nghĩa” cho các bạn chiến hữu trong lúc rảnh rỗi. Do sợ ông chết sẽ không ai kể chuyện, Đại đội trưởng luôn để Bảo Ninh canh giữ hậu cứ.

“Nỗi buồn Chiến tranh” phiên bản tiếng Trung do nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Diêm Liên Khoa viết lời tựa. Trong lời tựa, Diêm Liên Khoa viết: “Nỗi buồn Chiến tranh” khiến tác giả và độc giả Trung Quốc ý thức được tính đa dạng và phong phú của văn học Việt Nam; ý thức được ý nghĩa phổ biến của độ cao và văn học phương Đông mà “Nỗi buồn Chiến tranh” thể hiện.

Bài văn liên quan

Hot Phát biểu bình luận