> vietnamese > TQ-ASEAN > ASEAN > Trung tâm hội viên
Đặc sản Việt Nam được ưa thích tại Trung Quốc
 Mới nhất:2022-12-28 17:44:00   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CRI

\

Trong mấy ngày qua, ông Mã Hồng Quân, Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Sản phẩm nổi tiếng Việt Nam rất bận rộn, ông và các đồng nghiệp đang làm thêm giờ để điều chỉnh máy phân phối hàng tự động, chuẩn bị bước đi cuối cùng cho kho Sản phẩm Nổi tiếng Việt Nam thành lập tại Chợ hàng hóa nhỏ ở Nghĩa Ô, Chiết Giang, Trung Quốc. Ông nói: "Trước đây, họ vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn, được giao cho các nhà phân phối thực hiện. Sau này, dựa vào mạng lưới logistics mạnh mẽ của Nghĩa Ô, ngay cả chỉ đặt hàng trực tuyến 1 sản phẩm của chúng tôi, cũng có thể được gửi trực tiếp đến tận tay của người tiêu dùng Trung Quốc. Điều này nhanh hơn và cũng đảm bảo chất lượng hơn. "

Từ G7, VINATEA, Vshine, đến TH, Figo... Công ty ông Mã Hồng Quân chủ yếu kinh doanh các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao như cà phê, trà, các loại hạt, sô cô la, các sản phẩm từ sữa và mủ cao su, v.v. Kinh doanh ở Trung Quốc mấy năm nay, từ Quảng Tây đến Hà Bắc, từ Hải Nam đến Chiết Giang, công ty của ông Mã Hồng Quân cũng đã mở rộng từ phía Nam ra phía Bắc của Trung Quốc.

Ông Mã Hồng Quân thường giới thiệu với khách hàng Trung Quốc rằng ông có hai loại nghiệp vụ, ông không những là nhà sản xuất của công ty thực phẩm Việt Nam, mà còn là thương nhân đại diện cho sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam như cà phê G7, v.v. Kể từ năm 2019, với tư cách là người phụ trách Gian hàng Việt Nam có trụ sở tại Trung Quốc, ông Mã Hồng Quân đã tham gia các hội chợ quy mô lớn được tổ chức tại Trung Quốc trong ba năm liên tiếp trong đó có Hội chợ triển lãm Nhập khẩu quốc tế Thượng Hải, Hội chợ triển lãm Hàng tiêu dùng Hải Nam, Hội chợ triển lãm Trung Quốc – ASEAN, v.v, giúp các đối tác không thể trực tiếp tham gia hội chợ do dịch Covid-19 tìm hiểu thị trường Trung Quốc, mở rộng và phát triển sâu hơn hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Ông cho biết: Việt Nam lâu nay đều lạc quan về thị trường tiêu dùng Trung Quốc, nhiều công ty Việt Nam rất mong muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc. Sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực, hàng hóa Việt Nam sẽ đi vào thị trường Trung Quốc với giá thấp hơn, mang lại nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

\

Ông Mã Hồng Quân vẫn còn nhớ như in về Hội chợ triển lãm Hàng tiêu dùng lần thứ hai diễn ra tại Hải Nam trong năm nay, ông không ngờ Gian hàng Việt Nam lần đầu tiên tham gia hội chợ đã thu hút đông đảo sự yêu thích của người tiêu dùng Trung Quốc với đồ ăn ngon, ngày nào cũng có người tiêu dùng xếp hàng dài trước gian hàng để nếm đồ ăn. "Sầu riêng sấy khô và cà phê chúng tôi mang đến đều rất nổi tiếng ở Việt Nam, giá cả phải chăng, sản phẩm có lịch sử hàng trăm năm. Công ty tham gia hội chợ cũng là các công ty hàng đầu trong ngành thực phẩm Việt Nam. Tôi nghĩ đây là lý do tại sao Gian hàng Việt Nam thu hút đông đảo khách hàng."

Theo ông Mã Hồng Quân, trong hai năm qua, doanh thu bán sầu riêng khô ở Trung Quốc là khoảng 20 triệu nhân dân tệ/năm, bán cà phê tại Trung Quốc đạt khoảng 1,7 tỷ nhân dân tệ/năm, đạt được tăng trưởng ngược xu hướng trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra. Tại Hội chợ triển lãm Hàng tiêu dùng, Gian hàng Việt Nam có nhiều thu hoạch. Ông Mã Hồng Quân cho biết chỉ trong vài ngày ngắn ngủi, các doanh nghiệp Việt Nam đã ký rất nhiều thỏa thuận ý định hợp tác và đơn đặt hàng.

Ngay sau Hội chợ, ông Mã Hồng Quân đã đầu tư và xây dựng một nhà máy ở tỉnh Hải Nam. Ông nói: "Còn có nhiều doanh nhân Việt Nam muốn đến Hải Nam, họ chủ yếu quan tâm đến chính sách 'miễn thuế' ở đây". Ông Mã Hồng Quân cho biết, ví dụ như sản phẩm sô cô la, nguyên liệu thô cần nhập khẩu từ Niu Di-lân, sữa bột nhập khẩu từ U-crai-na và Nga, ca cao nhập khẩu từ Ga-na. Ông đã tham khảo ý kiến của nhân viên cơ quan chính quyền địa phương ở Hải Nam về các chính sách liên quan, đúng là "có thể tiết kiệm được một số tiền lớn về thuế quan." Đồng thời, vận chuyển đường biển từ Đà Nẵng đến Hải Khẩu chỉ mất chưa đầy một tiếng, công ty đã tính toán nếu đầu tư và sản xuất tại Hải Nam, “giá thành chắc chắn sẽ thấp hơn”.

\

Hai năm qua, quy mô thương mại Trung-Việt đã mở rộng nhanh chóng, mang lại lợi ích cho nhiều doanh nhân Việt Nam như ông Mã Hồng Quân. Hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và các nước dọc “Một vành đai, một Con đường”, 99% hạt điều nhập khẩu, 60% cá nhập khẩu, 50% cà phê nhập khẩu và 40% gạo nhập khẩu của Trung Quốc là đến từ Việt Nam. Ông Mã Hồng Quân cho biết: "Thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc có tính bổ sung mạnh mẽ. Việt Nam tương đối phụ thuộc vào thiết bị, bao bì của Trung Quốc, người tiêu dùng Trung Quốc lại rất thích các đặc sản của Việt Nam. Trước đây, trong danh sách tiếp cận thị trường, chỉ có Thái Lan và Ma-lai-xi-a được xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, nay Việt Nam cũng nằm trong danh sách này, mang lại rất nhiều lợi ích cho nông dân Việt Nam. Hiện nay, sữa Việt Nam cũng đang đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa, đổ bộ thành công vào thị trường Trung Quốc, chúng tôi mong nhận được sự công nhận của người tiêu dùng Trung Quốc. "