> vietnamese > Tin tức > Vịnh bắc bộ > Trung tâm hội viên
Nối lại du lịch xuyên biên giới Trung-Việt -Hợp tác hai nước đón chào cơ hội mới
 Mới nhất:2023-02-14 18:05:44   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CMG

Trong dịp Tết Quý Mão, một chuyến bay của Hãng hàng không Vietjet chở 214 hành khách đã hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam. Đây là chuyến bay đầu tiên chở du khách Trung Quốc đến Nha Trang, Việt Nam du lịch sau ba năm tạm dừng do đại dịch Covid-19. Tại sân bay, lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà Việt Nam đã tặng hoa tươi và lì-xì cho các du khách Trung Quốc đến thăm Việt Nam.Trước và sau Tết Nguyên đán, cửa khẩu Hà Khẩu, cửa khẩu lớn nhất tại biên giới hai nước Trung-Việt ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cũng đã chính thức thông quan sau ba năm đóng cửa do đại dịch Covid-19, người dân ở vùng biên giới hai nước tay cầm hoa tươi đi lên cầu lớn Trung-Việt trên sông Nam Khê, vui mừng chào đón, tặng hoa cho nhau. Những khoảnh khắc này đã khiến đông đảo người dân hai nước vui mừng, cũng như khiến quan chức các ban ngành liên quan hai nước hân hoan. TS Lê Ngọc Tuấn, Giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam chia sẻ, du khách Trung Quốc quay trở lại Việt Nam đánh dấu sự hồi phục của thị trường du lịch trong khu vực và trên thế giới bởi đây là thị trường lớn và quan trọng đối với ngành du lịch của nhiều quốc gia. Đối với Việt Nam, khách du lịch Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn  trong cơ cấu khách, góp phần kích thích thị trường tiêu dùng du lịch địa phương, mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho phát triển kinh tế và thương mại trong khu vực, đồng thời góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước, mang lại những cơ hội phát triển mới.

\

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà Việt Nam đón du khách Trung Quốc đến thăm Việt Nam

Kể từ Trung Quốc chính thức thực hiện hạ mức quản lý dịch Covid-19 từ loại A xuống loại B vào ngày 8/1, Tổng cục Du lịch Việt Nam và Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội nghị với chủ đề “Tìm giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam”. TS Lê Ngọc Tuấn cho biết, mục đích chính tổ chức hội nghị lần này là nhằm sớm đưa ra các biện pháp để sẵn sàng thu hút, phục vụ du khách Trung Quốc sang Việt Nam du lịch, đồng thời tăng cường quảng bá các điểm đến du lịch của Việt Nam, chấn chỉnh những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định thị trường du lịch trong nước, nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch và để lại ấn tượng sâu sắc tốt đẹp trong lòng đông đảo du khách.

Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn phong phú, được đông đảo du khách Trung Quốc yêu thích. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, Trung Quốc là một trong những thị trường nguồn khách du lịch lớn nhất của Việt Nam, khách Trung Quốc luôn chiếm 28-30%  tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Năm 2019 trước khi bùng phát đại dịch Covid-19, Việt Nam tổng cộng đã tiếp đón 5,8 triệu lượt du khách Trung Quốc, chiếm 1/3 tổng số du khách nước ngoài đến Việt Nam.

Chịu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong ba năm qua, cũng như các nước khác, ngành dịch vụ tại Việt Nam trong đó có du lịch cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Đầu năm nay, Trung Quốc đã công bố và điều chỉnh chính sách phòng chống đại dịch, khôi phục một cách có trật tự du lịch nước ngoài, đây là một tin tích cực đối với ngành du lịch Việt Nam. TS Lê Ngọc Tuấn nhận định, điều này sẽ sớm giúp nguồn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam khôi phục trạng thái bình thường, thúc đẩy kinh tế địa phương sớm hồi phục.

Để thu hút thêm du khách Trung Quốc đến Việt Nam, đồng thời nâng cao độ thoải mái về trải nghiệm du lịch của du khách Trung Quốc tại Việt Nam, ngành du lịch Việt Nam đang đề ra các biện pháp liên quan để đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường khách du lịch Trung Quốc trong nước. TS Lê Ngọc Tuấn cho biết, một số Sở quản lý du lịch các địa phương sẽ đưa ra các sản phẩm du lịch đặc sắc, kết hợp các tuyến văn hóa du lịch địa phương để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, bổ sung một cách hiệu quả vào giỏ sản phẩm du lịch để các công ty khai thác; Ngoài ra, các ban ngành du lịch Việt Nam sẽ ban hành các quy định nghiêm ngặt, đảm bảo hiệu quả kinh doanh tốt, chấn chỉnh các hành vi tổ chức chương trình du lịch được xem như “tour 0 đồng”, đảm bảo thị trường du lịch phát triển bền vững.

Hiện nay, ngày càng nhiều chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc và Việt Nam được nối lại, cùng với làn gió Xuân nâng cấp tiêu dùng du lịch, ngành du lịch Trung Quốc và Việt Nam không ngừng thúc đẩy các biện pháp ưu đãi đối ứng cũng như những điều kiện thuận lợi khác để cùng thúc đẩy thị trường du lịch Trung Quốc và Việt Nam ấm trở lại. Chính sách phát triển du lịch và hợp tác giữa 2 quốc gia để cùng phát triển sẽ là nền tảng để 2 nước vượt qua các khó khăn, thách thức, trở ngại trong một giai đoạn nhất định. TS Lê Ngọc Tuấn cho biết, năm 2023, mục tiêu ngành du lịch Việt Nam sẽ đón tiếp 110 triệu lượt du khách, trong đó có 8 triệu lượt du khách quốc tế. Ông cho rằng, năm 2023, trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực, hợp tác kinh tế-thương mại Trung Quốc và Việt Nam sẽ ngày càng chặt chẽ, giao lưu nhân văn sẽ nhộn nhịp hơn, tạo thêm động lực mới cho việc phục hồi kinh tế trong khu vực và thế giới.