Trong hai ngày qua, cả thế giới đều chú ý đến một thông tin lớn: Chiều 26/4, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Trung Quốc một lần nữa tái khẳng định lập trường và chủ trương nhất quán của mình, đồng thời sẽ cử đặc phái viên tới Ukraine và các quốc gia khác, đi sâu trao đổi với các bên về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine.
Kể từ khi xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, Trung Quốc không đứng về bên nào, không đổ thêm dầu vào lửa, không cung cấp, hỗ trợ vũ khí cho bất kỳ bên nào, thay vào đó, Trung Quốc luôn kiên định lập trường và chủ trương nhất quán là thúc đẩy đàm phán hòa bình, nhưng lại bị Mỹ và phương Tây liên tục công kích, phao tin bịa đặt Trung Quốc thiên vị một bên, bôi nhọ Trung Quốc ngư ông đắc lợi từ cuộc xung đột. Tin đồn chỉ dừng lại ở những người khôn ngoan, vậy hãy cùng nhìn lại cuộc xung đột Nga - Ukraine xem ai mới là kẻ gây rối trong cuộc xung đột này?
Ngay từ tháng 3/2022, khi vừa bùng phát cuộc xung đột Nga - Ukraine, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất “bốn điều nên làm” về tình hình Ukraine khi tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với các nhà lãnh đạo Pháp và Đức, đồng thời nêu ra lập trường và chủ trương của Trung Quốc về giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Nga - Ukraine. Tuy nhiên, cùng lúc đó, Mỹ nhanh chóng tập hợp các đồng minh NATO và cung cấp lượng lớn viên trợ cho Ukraine, dẫn đến đàm phán đổ vỡ, hai bên Nga và Ukraine nối lại chiến tranh. Rốt cuộc, ai mới là kẻ gây rối?
Cuối năm 2022, cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine đứng trước nguy cơ leo thang thành chiến tranh hạt nhân. Tháng 11 cùng năm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề xuất "Bốn điểm chung" và "Ba suy nghĩ", kêu gọi các bên liên quan tỉnh táo và kiềm chế, sớm triển khai tiếp xúc trực tiếp để tạo điều kiện nối lại đàm phán. Lúc đó, Chính phủ Mỹ lại tuyên bố sẽ cung cấp thêm 275 triệu USD viện trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm một lượng lớn đạn dược và hệ thống công nghệ cao, chủ yếu dùng để phát hiện và chống lại máy bay không người lái. Rốt cuộc, ai mới là kẻ gây rối?
Tháng 2 năm nay, Trung Quốc công bố văn kiện "Lập trường của Trung Quốc về giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine", bao gồm 12 nội dung như tôn trọng chủ quyền của các nước, từ bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh, ngừng bắn và đình chiến, khởi động đàm phán hòa bình, giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo, bảo vệ thường dân và tù binh v.v., nhằm thúc đẩy giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine thông qua con đường chính trị. Cộng đồng quốc tế đã phản ứng tích cực với tài liệu này và ngay cả Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng cho rằng Trung Quốc đã đưa ra một "tín hiệu tích cực". Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Dujarric cho biết, tài liệu này là một đóng góp quan trọng. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết, tài liệu này giúp cả hai bên trong cuộc xung đột "có thể hướng tới con đường hòa bình". Tuy nhiên, Mỹ lại cáo buộc vô căn cứ đối với nỗ lực thúc đẩy hòa bình của Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Blinken thậm chí còn bôi nhọ Trung Quốc đang cân nhắc cung cấp cái gọi là "hỗ trợ quân sự sát thương" cho Nga. Tổng thống Mỹ Biden thậm chí đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kiev để đích thân giám sát cuộc chiến, vài giờ sau chuyến thăm bất ngờ của ông Biden, Lầu Năm Góc đã công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 460 triệu USD cho Ukraine. Rốt cuộc, ai mới là kẻ gây rối?
Trung Quốc không phải là người gây ra cũng không phải là bên xung đột trong cuộc khủng hoảng Ukraine, nhưng với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và nước lớn có trách nhiệm, đặc biệt là với những cảm nhận sâu sắc trong hơn 100 năm qua, Trung Quốc biết rõ những thảm họa mà chiến tranh gây ra cho đất nước và người dân của mình. Trung Quốc có nguyện vọng chân thành và vô tư trong việc thúc đẩy giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine thông qua giải pháp chính trị, luôn kiên định đứng về phía hòa bình và đối thoại.
Nước Mỹ thì khác. Mỹ đã trục lợi từ chiến tranh kể từ khi thành lập nước. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có liên quan mật thiết đến lợi ích của chính nước Mỹ. Douglas McGregor, cựu cố vấn của Lầu Năm Góc Mỹ trong một cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông trực tuyến Mỹ đã tuyên bố một cách trắng trợn rằng: “Từ việc sản xuất và vận chuyển vũ khí cho quân đội Ukraine đến việc huấn luyện binh lính Ukraine, tầng lớp cấp cao của Chính phủ Mỹ có thể thu lợi từ đó. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine rất quan trọng đối với Chính phủ Mỹ, nói cách khác, nó là một công cụ để trục lợi và vì lý do này, Mỹ hy vọng cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ tiếp tục kéo dài”
Vậy ai mới là kẻ gây rối trong cuộc xung đột Nga-Ukraine?
- Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen cho biết cung cấp đạn dược cho Ukraine v
- Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Sẵn sàng cùng với Anh thúc đẩy quan hệ song phươ
- Xung đột vũ trang đã khiến hơn 700 nghìn người ở Sudan phải rời bỏ nhà cử
- Ngoại trưởng Lebanon chỉ trích một số nước châu Âu và Mỹ cản trở Lebanon hồi hương
- Vùng Trung Đông một lần nữa thoát khỏi “kịch bản Mỹ”
- Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Không còn lối thoát cho lôi bè kéo cánh thành lập nhóm
Video tốt nhất
Bài văn liên quan
- Chủ tịch Ủy ban châu Âu Von der Leyen cho biết cung cấp đạn dược cho Ukraine vẫn là việc ưu tiên của EU
- Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Sẵn sàng cùng với Anh thúc đẩy quan hệ song phương phát triển bền vững, lành mạnh và ổn định
- Xung đột vũ trang đã khiến hơn 700 nghìn người ở Sudan phải rời bỏ nhà cửa
- Canada bôi nhọ quan chức ngoại giao Trung Quốc Trung Quốc khuyên Canada lập tức chấm dứt khiêu khích vô lý
- Bộ Thương mại Trung Quốc: Thương mại dịch vụ Trung Quốc tiếp tục giữ đà tăng trưởng trong quý 1
- Khai thác nguồn động lực mạnh mẽ của ngoại thương Trung Quốc
- Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản hồi về Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc kế hoạch kết nối hệ thống radar để theo dõi tên lửa đạn đạo của Triều Tiên
- Tàu vũ trụ Thiên Châu 6 sắp được phóng lên vũ trụ trông như thế nào?
- Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Trung Quốc Vương Nghị tiếp đoàn khảo sát Ủy ban Xác định lợi ích quốc gia Iran
- Thủ tướng Malaysia: Mong các doanh nghiệp Trung Quốc hỗ trợ ngành ô tô Malaysia chuyển đổi nâng cấp
Hot Phát biểu bình luận
- Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 8 diễn ra tại Viêng Chăn Lào
- Bình luận: Ai mới là kẻ gây rối trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine?
- Đoàn tàu cao tốc Phục Hưng khu vực núi cao, lạnh giá chạy thử trên tuyến đường sắt cao tốc ở cực Đông của Trung Quốc
- Nga nói rằng Ukraine mưu toan tấn công điện Kremlin bằng máy bay không người lái, Ukraine phủ nhận
- Đường sắt Trung – Lào thúc đẩy du lịch xuất cảnh của các nước Đông Nam Á - Tàu quốc tế trở thành sự lựa chọn mới đi lại trong dịp ngày lễ
- Lãnh đạo Myanmar Min Aung Hlaing tiếp Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương
- Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Tàu chuyên tuyến Trung Quốc – châu Âu đã trở thành đội lạc đà thép của lục địa Á - Âu
- Triển lãm quốc phòng và hàng hải quốc tế châu Á lần thứ 13 khai mạc tại Singapore
- I-rắc sẽ khởi động trình tự gia nhập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á
- Đội tuyển Ác-hen-ti-na vô địch World Cup – Mét-xi hoàn thành giấc mơ!