> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
Đối thoại với học giả Việt Nam: Những hiệu quả nổi bật trong thực tiễn chấn hưng sinh thái của Trung Quốc
 Mới nhất:2023-05-16 19:28:31   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CMG

Con người và thiên nhiên là cộng đồng cùng chung sinh mệnh, thiên nhiên là điều kiện cơ bản để con người sinh tồn và phát triển. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, hai nước Trung-Việt đều đối mặt với nhiều vấn đề như: ô nhiễm môi trường và sinh thái bị phá hủy v,v.. Vậy làm thế nào để phát triển kinh tế nhưng đồng thời bảo vệ tốt môi trường sinh thái. Đây là một vấn đề nan giải mang tính toàn cầu, được học giả hai nước Trung-Việt rất quan tâm. Báo cáo Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nêu ra một trong những đặc sắc của 5 đặc trưng về hiện đại hoá kiểu Trung Quốc, trong đó nổi bật đặc trưng “Hiện đại hoá chung sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên”. Là học giả trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển kinh tế-xã hội bền vững, PGS,TS Lê Thị Thanh Hà, Viện phó Viện Xã hội học và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam đồng tình sâu sắc với vấn đề này, bà cho rằng, Trung Quốc đạt được nhiều thành quả vượt bậc trong thực tiễn chấn hưng sinh thái khi kết hợp chặt chẽ giữa việc khôi phục sinh thái với thoát nghèo và làm giàu từ sinh thái. Theo bà Lê Thị Thanh Hà, những kinh nghiệm về xây dựng văn minh sinh thái của Trung Quốc sẽ cung cấp kinh nghiệm thành công về xây dựng hiện đại hoá cho đông đảo các nước trên thế giới.

\

PGS,TS Lê Thị Thanh Hà, Viện phó Viện Xã hội học và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam

   PGS. TS Lê Thị Thanh Hà cho rằng, trong khi cả thế giới được hưởng thành quả vật chất phong phú do nền văn minh công nghiệp mang lại, song đã không tránh khỏi việc đứng trước môi trường sinh thái ngày càng xấu đi. Việt Nam và Trung Quốc đều gặp phải vấn đề tương tự, khi phát triển kinh tế, hai nước cũng đứng trước thực tế về ô nhiễm môi trường và sinh thái đang có nguy cơ bị tổn hại. Hiện nay, Trung Quốc đã làm khá tốt về mặt này. “Trung Quốc kiên trì quan điểm đúng đắn về sinh thái hiện đại hoá, xử lý tốt mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên theo cấu trúc, chức năng và quy luật biến đổi của hệ sinh thái tự nhiên, sẽ có lợi cho việc thực hiện phát triển hiện đại hoá, lẫn bảo vệ môi trường sinh thái.”.

   Kể từ Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII đến nay, trong việc xây dựng văn minh sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái, Trung Quốc đã có sự thay đổi mang tính lịch sử, mang tính bước ngoặt và mang tính toàn cục, gắn với mục tiêu xây dựng một Trung Quốc tươi đẹp, nơi con người và thiên nhiên chung sống hài hoà, từ quy hoạch chuyển thành hiện thực. Trong gần 10 năm qua, nồng độ PM2.5 trung bình tại các thành phố trọng điểm Trung Quốc đã giảm tới 56%, số ngày bị ô nhiễm nặng đã giảm 87%, và đã trở thành quốc gia có chất lượng không khí được cải thiện nhanh nhất thế giới; Tỷ lệ nguồn nước chất lượng cao đã nâng từ 23,3% lên 84,9%, xấp xỉ giữ mức các nước phát triển; các dòng sông nước bị ô nhiễm nghiêm trọng trong thành phố đã cơ bản biến mất, vấn đề an toàn nguồn nước sinh hoạt của người dân được đảm bảo một cách hiệu quả; diện tích rừng Trung Quốc đã tăng 7,1%, đạt 227 triệu hecta, trở thành lực lượng chủ lực “tăng thêm sắc xanh” toàn cầu. Qua nghiên cứu, PGS. TS Lê Thị Thanh Hà cho biết, Trung Quốc giành được những thành tựu mang tính lịch sử về xây dựng văn minh sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái, là bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc đã huy động lực lượng toàn diện về tư tưởng, pháp luật, thể chế, tổ chức và phong cách làm việc, v.v, “Trung Quốc đã tăng cường xây dựng văn minh sinh thái toàn phương diện, toàn khu vực và toàn quá trình, thúc đẩy hoạch định các lằn ranh giới đỏ bảo vệ sinh thái, chất lượng môi trường, tận dụng sẵn nguồn tài nguyên, triển khai một loạt công tác mang tính căn bản, mang tính sáng tạo và có tầm nhìn xa.”.

   PGS. TS Lê thị Thanh Hà lưu ý rằng, công trình rừng phòng hộ “Tam Bắc”, tức vùng Đông bắc, miền Bắc và vùng Tây bắc Trung Quốc được Cơ quan Môi trường Liên Hợp Quốc xác định là “Khu thí điểm kinh tế sinh thái” sa mạc trên toàn cầu, những người xây dựng lâm trường Tái Hán Bá, công trình “Thí điểm ngàn làng, chỉnh đốn vạn thôn” của tỉnh Chiết Giang được trao “Giải bảo vệ địa lý”, vinh dự cao nhất về bảo vệ môi trường của Liên Hợp Quốc. Chuyên gia về môi trường, PGS. TS Lê thị Thanh Hà nói: “Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình nêu ra, môi trường sinh thái tốt đẹp sẽ mang lại phúc lợi tốt nhất cho đông đảo người dân, khiến việc xây dựng văn minh sinh thái Trung Quốc đã phá vỡ được thế bế tắc giữa việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống hạnh phúc của nhân dân sống trong một môi trường thiên nhiên tốt đẹp. Ngoài ra, Trung Quốc đạt được nhiều thành quả vượt bậc trong thực tiễn chấn hưng sinh thái khi kết hợp được việc khôi phục sinh thái với thoát nghèo và làm giàu từ sinh thái, những kinh nghiệm thành công của Trung Quốc có thể cung cấp kinh nghiệm cho việc xây dựng hiện đại hóa của các nước”.

   PGS. TS Lê Thị Thanh Hà còn cho biết, là hai nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nhận thức chung trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển xanh. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang ra sức phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch như thủy điện, điện gió, năng lượng sinh khối,v.v, trong đó có khá nhiều dự án do doanh nghiệp Trung Quốc tham gia, các tỉnh thành biên giới hai nước Trung - Việt cũng thường xuyên triển khai các hoạt động liên quan như bảo vệ tính đa dạng sinh học. Bà nói: “Mong rằng hai nước tiếp tục tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển xanh và tăng cường hợp tác xuyên biên giới, thúc đẩy xây dựng hiện đại hoá hai nước không ngừng phát triển, cung cấp tham khảo thuyết phục cho đông đảo các nước đang phát triển”.