Trong những năm gần đây, văn học cùng nhiều tác phẩm văn học Trung Quốc đặc sắc, đa dạng về thể loại, nội dung lần lượt được giới thiệu ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Ngược lại, cũng bắt đầu có một số tác phẩm văn học Việt Nam xuất sắc cũng dần dần được giới thiệu đến đông đảo độc giả Trung Quốc. Bên cạnh nỗ lực của tác giả, phải kể đến công sức của những người thúc đẩy giao lưu văn hóa, bao gồm các dịch giả và những người làm trong ngành xuất bản. Chị Nguyễn Lệ Chi cũng chính là sứ giả văn hóa thúc đẩy nhiều tác phẩm văn học Trung-Việt “đi ra thế giới”.
Chị Nguyễn Lệ Chi là Phó chủ tịch Hội đồng Văn học dịch Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, từng được Giải thưởng quốc gia Việt Nam dành cho người làm Xuất bản xuất sắc. Chị từng du học tại Trung Quốc, yêu mến văn hóa Trung Quốc và quen biết nhiều tác giả Trung Quốc, đã từng giới thiệu tác phẩm của hàng chục tác giả Trung Quốc đến Việt Nam thông qua bản dịch và xuất bản sách, thúc đẩy giao lưu văn hóa Trung-Việt.
Gần đây, nhằm khuyến khích những người xuất bản trong và ngoài nước đóng góp lớn hơn cho giao lưu văn học Trung Quốc-ASEAN cũng như tăng cường giao lưu sâu rộng văn học giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, “Giải Văn học Ly Giang” lần đầu tiên đã mời chị Nguyễn Lệ Chi đến thăm Quảng Tây, Trung Quốc để tham dự “Giải văn học Ly Giang và các hoạt động liên quan”. Về hoạt động này, chị Nguyễn Lệ Chi bày tỏ rất hào hứng, chị nói, “Giải Văn học Ly Giang và những hoạt động chuyên ngành sẽ mở rộng tầm nhìn hướng tới ASEAN, tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc với các nước châu Á, nhất là giao lưu văn học sâu rộng với các nước ASEAN, rất có ý nghĩa”.
Chị Nguyễn Lệ Chi cũng là người đầu tiên mua bản quyền sách nước ngoài nói chung và bản quyền sách Trung Quốc nói riêng vào Việt Nam.Từ niềm yêu thích văn học, và đam mê làm sách của chị, công ty Cổ phần Văn hóa Chi (gọi tắt là Chibooks, thành lập từ năm 2008), trở thành công ty thành công giới thiệu nhiều tác phẩm văn học đương đại của nhiều nước trên thế giới vào Việt Nam. Trong 15 năm qua, chị Nguyễn Lệ Chi đã thành công giới thiệu nhiều tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc như “Ếch” của nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Mạc Ngôn, “Thiên Hành Giả” của nhà văn Trung Quốc Lưu Tỉnh Long, “Nhà Tranh” của nhà văn Trung Quốc Đào Văn Hiên,v.v, nhận được sự đánh giá cao của đông đảo độc giả Việt Nam. Chị Nguyễn Lệ Chi cho biết, cùng với các hoạt động giao lưu xuất bản giữa hai nước Việt-Trung, công tác dịch thuật và quảng bá không ngừng tăng cường, những tác phẩm văn học kinh điển truyền thống liên tục ra mắt bản dịch mới, ngày càng nhiều tác giả tham gia giao lưu văn học quốc tế. Điều này có ý nghĩa sâu rộng đối với việc đưa tác phẩm hai nước ra nước ngoài, thúc đẩy và phát triển sự hiểu biết của người dân hai nước.
Cuộc sống của chị Nguyễn Lệ Chi không thể tách rời việc giao lưu văn học hai nước Trung-Việt. Nhất là năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung-Việt, nhận lời mời của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cùng công ty Chibooks, đoàn Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đã tổ chức chuyến thăm đến Việt Nam của ông Lục Tiểu Linh Đồng, tham gia nhiều hoạt động giao lưu sôi nổi với độc giả Việt Nam.
Trước đó, chị Nguyễn Lệ Chi đã được ông trao bản quyền dịch hai cuốn sách mới “Lục Tiểu Linh Đồng bình Tây Du” và đã xuất bản tại Việt Nam. Tháng 3 năm 2012, chị Nguyễn Lệ Chi đã thành lập “Dự án xuất khẩu sách Việt Nam”, ký hợp đồng xuất bản với hơn 20 tác giả đương đại nổi tiếng của Việt Nam, giới thiệu tác phẩm của họ ra nước ngoài. “Chibooks” đã trở thành công ty sách tư nhân “đi ngược dòng chảy” đầu tiên tại Việt Nam, đưa sách Việt Nam xuất bản ra nước ngoài.
Chị Nguyễn Lệ Chi cho biết, bất cứ là nền văn hóa hay nền văn minh nào cũng đều cần giao lưu sâu rộng, “Tại khu vực châu Á, nhất là hai nước Việt-Trung, kinh tế, xã hội và văn hóa hai nước Việt-Trung rất tương đồng. Việc dịch, xuất bản các tác phẩm văn học châu Á xuất sắc có thể hình thành nên một hệ sinh thái giao lưu văn học tràn đầy sức sống trong khu vực. Mong rằng sau này sẽ có nhiều tác phẩm dịch văn học châu Á và nhiều hoạt động giao lưu văn hóa châu Á hơn nữa, để có thêm nhiều tác phẩm xuất sắc đi ra nước ngoài, kết nối trái tim của người dân các nước.”. Giống như lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình “Đi sâu giao lưu và tham khảo lẫn nhau giữa các nền văn minh, cùng xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh châu Á”, kết nối trái tim của người dân bằng cách học hỏi văn minh lẫn nhau.
- Cầu nối giao lưu văn học xây từ những hòn đá ngôn ngữ
- Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường gửi thư mừng tới Diễn đàn Thương mạ
- Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì triệu tập kỳ họp thứ nhấ
- Du lịch đêm tại khu thắng cảnh Hoàng Quả Thụ - Cảnh đẹp thác nước khác lạ
- Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Tham vấn quan chức cấp cao Trung Quốc - ASEAN sẽ diễn ra t
- Trung Quốc: Nhóm G7 cần làm nhiều việc thiết thực hơn cho các nước đan
Video tốt nhất
Bài văn liên quan
- Cầu nối giao lưu văn học xây từ những hòn đá ngôn ngữ
- Bình luận: Việc khảo sát nước thải hạt nhân Fukushima không nên trở thành trò hề chính trị
- Tàu hải quân Thích Kế Quang bắt đầu chuyến thăm hữu nghị tại Việt Nam
- Diễn ra Đối thoại Chính đảng Trung – Mỹ lần thứ 13
- Tại sao trò hề về Mỹ “ủng hộ Đài Loan tham dự hội nghị quốc tế” năm nào cũng thảm bại nhưng vẫn tiếp diễn
- Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường gửi thư mừng tới Diễn đàn Thương mại Trung Quốc – Nga
- Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Hợp tác Trung – Nga không nhằm vào bên thứ ba, cũng không chịu sự quấy nhiễu và uy hiếp của bên thứ ba
- Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì triệu tập kỳ họp thứ nhất của Ủy ban Kiểm toán Trung ương khóa XX
- Du lịch đêm tại khu thắng cảnh Hoàng Quả Thụ - Cảnh đẹp thác nước khác lạ
- Bốn di sản văn hóa nông nghiệp Trung Quốc được FAO trao giải thưởng Hệ thống Di sản Văn hóa Nông nghiệp quan trọng toàn cầu năm 2023
Hot Phát biểu bình luận
- Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 8 diễn ra tại Viêng Chăn Lào
- Đoàn tàu cao tốc Phục Hưng khu vực núi cao, lạnh giá chạy thử trên tuyến đường sắt cao tốc ở cực Đông của Trung Quốc
- Bình luận: Ai mới là kẻ gây rối trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine?
- Các giới Hồng Công tổ chức hoạt động kỷ niệm 25 năm Hồng Công trở về Tổ quốc
- Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Tàu chuyên tuyến Trung Quốc – châu Âu đã trở thành đội lạc đà thép của lục địa Á - Âu
- Nga nói rằng Ukraine mưu toan tấn công điện Kremlin bằng máy bay không người lái, Ukraine phủ nhận
- Đường sắt Trung – Lào thúc đẩy du lịch xuất cảnh của các nước Đông Nam Á - Tàu quốc tế trở thành sự lựa chọn mới đi lại trong dịp ngày lễ
- Lãnh đạo Myanmar Min Aung Hlaing tiếp Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương
- Triển lãm quốc phòng và hàng hải quốc tế châu Á lần thứ 13 khai mạc tại Singapore
- Nhiều nước khôi phục thuê riêng khu triển lãm tham gia Hội chợ Trung Quốc – ASEAN lần thứ 20