> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
Nhà nghiên cứu Hán học Việt Nam nói về việc học hỏi giữa các nền văn minh
 Mới nhất:2023-07-10 18:23:15   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CMG

Trong tiến trình lịch sử lâu dài của nhân loại, các dân tộc trên thế giới đã sáng tạo nên nhiều nền văn minh mang trong mình những đặc điểm và cách nhận dạng riêng. Học giả Việt Nam - Phạm Ngọc Tuyết bày tỏ: “Trong quá trình giao lưu học hỏi cả nghìn năm với văn hóa Trung Quốc, nền văn hóa Việt Nam đã trở thành bông hoa đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á”.

Phạm Ngọc Tuyết là tiến sĩ tốt nghiệp năm nay với hướng nghiên cứu Giao Lưu Liên Văn Hóa tại Học viện Giáo dục Trung văn Quốc tế trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, cô nghiên cứu về đặc sắc văn hóa Việt Nam cũng như sự tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hóa Việt - Trung. Cô đưa dẫn chứng trong lĩnh vực văn học rằng, thơ Đường có ảnh hưởng sâu sắc đến thơ chữ Hán thời Lý - Trần ở Việt Nam, thơ chữ Hán thời Lý tiếp nhận ngữ cú, hình thức thể tài của thơ Đường; thơ chữ Hán thời Trần tiếp nhận thể tài, thơ cú, thậm chí cả hình tượng văn nhân của thơ Đường. Song, thơ chữ Hán thời Lý - Trần trước sau vẫn giữ được tinh thần dân tộc Việt Nam. Cô nói, chính vì có sự tiếp xúc giao lưu lâu dài với nền văn hóa đa dạng phong phú như văn hóa Trung Quốc, mà văn hóa Việt Nam một mặt mang trong mình sắc thái văn hóa Hán, mặt khác vẫn bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc. “Điều này cũng thể hiện ở văn hóa Nho giáo được truyền đến Việt Nam và bản địa hóa, khiến “tính cộng đồng quốc gia dân tộc” và “tính cộng đồng gia đình - gia tộc” trong văn hóa Việt càng đậm nét hơn, làm cho hai nền văn hóa Việt - Trung mang diện mạo “hòa nhập nhưng không hòa tan”.”

Quan điểm của Phạm Ngọc Tuyết đưa ra hoàn toàn khớp với tôn chỉ của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình về “Sáng kiến Văn minh toàn cầu”, trong đó nhấn mạnh việc tôn trọng tính đa dạng của các nền văn minh trên thế giới, tăng cường giao lưu hợp tác nhân văn quốc tế. Điều này cũng khiến Phạm Ngọc Tuyết có sự đồng cảm sâu sắc, cô nói: “Người Việt Nam có câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Người Trung Quốc cũng nói “Một bông hoa chẳng làm nên mùa xuân, trăm hoa đua nở sắc xuân đầy vườn”. Đúng như Tổng thư ký Tập Cận Bình nhấn mạnh, “Việc giao lưu bình đẳng, học hỏi tham khảo lẫn nhau giữa các nền văn minh, sẽ là sự chỉ lối tinh thần mạnh mẽ để nhân loại giải quyết các vấn đề nan giải của thời đại và cùng phát triển”.

Trong việc giao lưu học hỏi giữa các nền văn minh, ngôn ngữ là nhịp cầu quan trọng dung thông các nền văn hóa, mà tiếng Hán và các nhà Hán học chính là những người mở đường văn hóa thúc đẩy sự học hỏi và tham khảo lẫn nhau giữa các nước, các nền văn minh trên thế giới với văn hóa Trung Hoa. Phạm Ngọc Tuyết may mắn giành được học bổng toàn phần “Tân Hán Học Khổng Tử”, tham gia chương trình này và bắt tay vào giao lưu liên văn hóa. Cô tham gia vào dự án nghiên cứu khoa học cấp quốc gia Việt Nam “Triết lý giáo dục Việt Nam - từ truyền thống đến hiện đại” do học giả Trần Ngọc Thêm chủ trì bằng cách phiên dịch tài liệu tiếng Trung sang tiếng Việt, hỗ trợ việc nghiên cứu so sánh văn hóa giáo dục của hai nước; cô cũng tham gia dịch thuật cuốn Từ Điển Tri Thức Văn Hóa Trung Quốc phần Lịch sử văn học (Văn học Trung Quốc). Ngoài ra, cô còn làm tình nguyện viên dịch thuật cho Trung tâm Dịch thuật chùa Long Tuyền (Bắc Kinh), dùng chuyên môn của mình thúc đẩy giao lưu văn hóa Phật giáo Việt - Trung.

Gần đây, sau khi đọc được lời chúc mừng của Chủ tịch Tập Cận Bình trong Hội Nghị Đối Thoại Giao Lưu Học Hỏi Lẫn Nhau Giữa Các Nền Văn Minh lần thứ ba và Đại Hội Các Nhà Hán Học Thế Giới lần thứ nhất, Phạm Ngọc Tuyết càng đầy ắp ước mơ với tiền đồ bản thân hơn. Cô nói, “Lời phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình cho thấy sự coi trọng cao độ của Trung Quốc đối với việc giao lưu học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh, càng khiến tôi kiên định lòng tin hơn với lựa chọn tiếng Hoa và lựa chọn Giao Lưu Liên Văn Hóa làm chuyên môn của mình”. “Tôi thật may mắn có thể trở thành thành viên trong chương trình Kế Hoạch Tân Hán Học Khổng Tử. Với mục tiêu trở thành nhà Hán học, tôi sẽ nỗ lực phấn đấu dùng kiến thức bản thân đã học được đóng góp sức mình thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt - Trung, cũng như việc học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh để lòng người tương thông.