> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
“Bản giao hưởng” của các nền văn minh thế giới từ quê hương Khổng Tử
 Mới nhất:2023-09-27 18:06:11   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CMG

Ở Việt Nam, có một nơi được các học sinh lựa chọn hàng đầu để cầu nguyện trước các cuộc thi, là địa điểm nổi tiếng thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, địa điểm “check-in” đậm đà văn hóa Nho gia, đó chính là Văn Miếu - Di sản văn hóa lịch sử cấp quốc gia, di sản văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Bước vào Văn Miếu, đi qua những con đường cổ kính với những cây cổ thụ cao chót vót và hoa cỏ tươi tốt, bạn sẽ đến Điện Đại Thành, ở giữa có tượng Khổng Tử, trên điện có tấm biển khắc chữ vàng với dòng chữ "Vạn Thế Sư Biểu". Tại thành cổ Khúc Phụ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, quê hương của Đức Khổng Tử, quần thể Khổng Miếu (Miếu thờ Khổng Tử) cũng được bảo tồn nguyên vẹn, nơi đây còn lưu giữ dấu chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chứng kiến tình hữu nghị truyền thống giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Ngày 19/5/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đón mừng sinh nhật lần thứ 75 của mình tại thánh địa Khúc Phụ, ngày hôm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đoàn đã đến thăm quần thể Khổng Miếu, Khổng Phủ và Khổng Lâm ở Khúc Phụ. Tại Điện Đại Thành, Chủ tịch Hồ Chí Minh cung kính cúi chào trước tượng Đức Khổng Tử, đến gần tượng Khổng Tử và chiêm ngưỡng tấm biển "Vạn Thế Sư Biểu". Sau khi tham quan Khổng Miếu, Người ra khỏi cổng Đông Hoa rồi bước vào Khổng Phủ.

Bác Hồ mặc trang phục thường ngày rộng rãi, tóc trắng và khuôn mặt hồng hào, bộ râu dài màu trắng, đôi mắt rực rỡ tươi sáng. Khi đến thăm vườn hoa phía sau Khổng Phủ, mặt trời đang lên cao, các nhân viên đi cùng đã đội mũ che nắng cho Bác. Người rất dễ gần, tay trong tay đi cùng 4 đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Trung Quốc mặc váy hoa và quàng khăn đỏ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một sinh nhật thật vui vẻ tại thánh địa Khúc Phụ, đồng thời Người còn nhắn nhủ với nhân dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam: “Chúng ta cần phải duy trì mối tình láng giềng hữu nghị tốt đẹp từ thế hệ này sang thế hệ khác, kề vai sát cánh cùng tiến lên”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất vui mừng khi đến thăm “Tam Khổng”, thán phục trước nhân kiệt địa linh và công trình kiến trúc rực rỡ ở thánh địa Khúc Phụ. Người nói với nhân viên đi cùng rằng: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước anh em, nhân dân Việt Nam và Trung Quốc từ xưa đã có tình hữu nghị chân thành và sâu sắc. Trung Quốc là một đất nước vĩ đại, hùng mạnh giàu có và tươi đẹp, nền văn hóa lâu đời và ưu tú của Trung Quốc có ảnh hưởng sâu sắc đối với châu Á và thế giới.”

Là thánh địa nhân văn và nơi Đức Khổng Tử sinh ra, các hoàng tử, quý tộc từ mọi triều đại và danh nhân hiện đại của Việt Nam khi đến Trung Quốc đều đến thăm Khổng Miếu. Từ ngày 26 đến 28/9, Viện trưởng Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Tài Đông, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Quốc gia TP.HCM Nguyễn Ngọc Thơ và các thành viên trong Đoàn cán bộ cấp cao Việt Nam, cùng với gần 160 khách mời nước ngoài, quan chức chính phủ, chuyên gia học giả đến từ 17 nước đã được mời đến tham dự Diễn đàn Văn minh Thế giới Ni Sơn lần thứ 9 và Lễ hội văn hóa Khổng Tử quốc tế Trung Quốc 2023 diễn ra tại Khúc Phụ. Trong thời gian diễn đàn, Giáo sư Nguyễn Tài Đông và các vị khách mời Việt Nam cùng các học giả đến từ khắp nơi trên thế giới đã đến với quê hương Khổng Tử, trải nghiệm lịch sử và văn hóa lâu đời của Sơn Đông, đồng thời cảm nhận về sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Viện trưởng Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Tài Đông cho biết: “Trong quá trình toàn cầu hóa, mỗi quốc gia đều cần có giá trị quan cốt lõi của mình. Nho giáo có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định của quốc gia, đạo đức xã hội và trách nhiệm xã hội của người dân. Nho giáo là một học thuyết vô cùng sáng suốt, có sức sống mạnh mẽ”. Ông Nguyễn Tài Đông cho rằng, sau Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Việt Nam rất quan tâm giá trị quan cốt lõi xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất. Việt Nam đã đề xuất một số đặc trưng như dân giàu nước mạnh, v.v., cũng phản ánh giá trị cốt lõi của Việt Nam. Sự thành công của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và Trung Quốc không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với hai nước, mà còn đóng góp to lớn cho thế giới.