> vietnamese > TQ-ASEAN > ASEAN > Trung tâm hội viên
Học giả Việt Nam: Kỳ tích kinh tế Trung Quốc đang ngày càng nhiều xuất hiện trong vùng nông thôn
 Mới nhất:2024-03-04 17:34:12   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CMG

Trung Quốc có câu "Vụ nông trọng bản, quốc chi đại cương", có nghĩa là coi trọng phát triển nông nghiệp là kế sách hàng đầu của quốc gia. Trung Quốc luôn đặt công tác "Tam nông" vào công việc hàng đầu phát triển toàn cục của người dân và kinh tế xã hội. Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về công tác nông thôn diễn ra vào cuối năm ngoái đã chỉ rõ: "Cố gắng thúc đẩy hiệu quả chấn hưng toàn diện nông thôn, để tăng nhanh phát triển hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, thúc đẩy hơn nữa xây dựng hiện đại hoá kiểu Trung Quốc”. Ngoài ra, Văn kiện số 1 Trung ương công bố vào tháng 2 năm nay đã bố trí hệ thống công tác "Tam nông" tiếp theo trong tương lai, thúc đẩy hiệu quả và vững chắc cho sự nghiệp chấn hưng toàn diện nông thôn.

Trung Quốc làm thế nào để đảm bảo không xảy ra tình trạng tái nghèo quy mô, làm thế nào để thúc đẩy hơn 80 triệu người dân nông nghiệp chuyển thành cư dân thành thị, đồng thời thúc đẩy hiệu quả chấn hưng toàn diện nông thôn? Hàng loạt vấn đề về "Tam nông" đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều học giả nghiên cứu nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. PGS. TS Lê Thị Thanh Hà, Phó Viện trưởng Viện Xã hội học và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, học giả nghiên cứu vấn đề xã hội học nông thôn Việt Nam cho biết, phát triển nông thôn là một vấn đề nan giải mang tính thế giới, cũng là đề tài quan trọng mà hầu khắp các nước đang phát triển đang phải đối mặt, trong khi đó, kỳ tích kinh tế Trung Quốc đang ngày càng xuất hiện nhiều trong khu vực nông thôn; quan điểm mới, tư duy mới chiến lược của Trung Quốc thúc đẩy toàn diện chấn hưng nông thôn đáng để các nước đang phát triển tham khảo, trong đó có Việt Nam.

\

PGS. TS Lê Thị Thanh Hà, Phó Viện trưởng Viện Xã hội học và Phát triển,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam

“ 'Dân tộc muốn phục hưng, nông thôn ắt phải chấn hưng' , tôi còn nhớ vài năm trước, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình từng nói qua câu này trong Hội nghị Trung ương về công tác nông thôn vào năm đó, đã để lại ấn tượng sâu sắc cho tôi, tôi rất ủng hộ về quan điểm này.” PGS. TS Lê Thị Thanh Hà cho biết, con đường chấn hưng nông thôn chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đang cố gắng cải cách phát triển cho khu vực nông thôn, với thành quả rất rõ rệt. Bà nói: “Trong vài năm qua, Trung Quốc đưa ra chính sách chấn hưng nông thôn, thúc đẩy phát triển hội tụ giữa thành thị và nông thôn, giành được hiệu quả thực chất, hơn 80 triệu người dân nông nghiệp đã được chuyển thành cư dân thành thị, con số này tương đương tổng dân số của một nước đang phát triển, kỳ tích kinh tế Trung Quốc đang ngày càng được thâm nhập vào nông thôn.”

Kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, phát triển kinh tế Trung Quốc đã thay đổi long trời lở đất, quy mô phát triển kinh tế quốc dân không ngừng được mở rộng, thậm chí gấp tới vài lần, kết cấu kinh tế cũng đang không ngừng chuyển đổi. Song, cùng với việc không ngừng thúc đẩy tiến trình đô thị hoá, số lượng người dân nông thôn ra thành phố làm thuê, dân số dần chuyển sang thành phố, thành thị, khiến cho kinh tế nông thôn bị tụt hậu. Vậy làm thế nào để kích hoạt phát triển kinh tế nông thôn-nông nghiệp chính là một vấn đề tổng hợp hết sức cam go. Về vấn đề này, PGS. TS Lê Thị Thành Hà cho biết, Việt Nam cũng đang gặp phải những vấn đề tương tự, nguyên nhân của vấn đề này có quan hệ quan trọng với việc thiếu nguồn lực lao động chất lượng cao và cả do sự biến đổi khí hậu, bà nói: “Hai nước Việt-Trung đều đưa ra mục tiêu chiến lược chấn hưng nông thôn, chính là căn cứ tình hình phát triển kinh tế nông thôn, kết hợp cách phát triển kinh tế với đặc điểm phát triển nông thôn khác nhau, để nâng cao tốc độ và hiệu quả phát triển của kinh tế nông thôn. Trong số các thành quả chấn hưng nông thôn của Trung Quốc, điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho tôi, chính là dịch vụ công cộng nông thôn và bảo hiểm y tế Trung Quốc được che phủ toàn diện, điều này chứng tỏ chính sách chấn hưng nông thôn Trung Quốc được thực thi đến nơi đến chốn, rất nhiều nước đang phát triển chưa làm được điều này.”

PGS. TS Lê Thị Thanh Hà còn cho biết, được biết, Trung Quốc đã thiết lập cơ chế giám sát và hỗ trợ để ngăn chặn tái nghèo, tìm tòi nhiều biện pháp hỗ trợ việc làm công nghiệp hiệu quả và duy trì giới hạn trong việc ngăn chặn tái nghèo trên quy mô lớn. “Đây là tiền đề cũng là giới hạn phải kiểm soát của việc chấn hưng nông thôn, những cơ chế hỗ trợ này và biện pháp hiệu quả này đáng để các nước đang phát triển như Việt Nam nghiên cứu và tham khảo.” Ngoài ra, PGS. TS Lê Thị Thanh Hà tin rằng, chính vì việc chấn hưng toàn diện nông thôn của Trung Quốc, có lợi cho việc thúc đẩy thiết lập các dịch vụ và cơ sở công cộng như chăm sóc y tế, giáo dục ở nông thôn và thu hút dân cư thành thị "trở về" vùng nông thôn để giảm bớt nhiều vấn đề như quá tải, ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn, thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, đồng thời tận dụng tối đa quỹ đất nông thôn trước đây bị bỏ trống khi nông dân chuyển ra thành phố. PGS. TS Lê Thị Thanh Hà nói: "Trung Quốc hiện đã hình thành một tuần hoàn tốt đẹp, kỳ tích kinh tế ngày càng thâm nhập vào các vùng nông thôn. Khi nông nghiệp và nông thôn phát triển, có thể cung cấp những điểm tăng trưởng kinh tế mới cho sự phát triển tương lai của Trung Quốc."