Đây là mùa xuân bận rộn đối với thành phố Đông Hưng Quảng Tây – một thành phố nhỏ ở biên giới Trung - Việt vừa mới mở đường sắt cao tốc vào cuối năm ngoái. Tại ga đường sắt cao tốc Đông Hưng, sau 10 giờ sáng, đã có hành khách mang theo hành lý lớn nhỏ lần lượt đi vào ga, chờ lên tàu cao tốc để đi tới các thành phố khắp Trung Quốc. Trong đó có hành khách scan chứng minh thư Trung Quốc (thay cho vé tàu), cũng có người dân Việt Nam mang theo hộ chiếu. Từ Tết Nguyên đán đến đầu tháng 3 năm nay, tuyến tàu này hầu như ngày nào cũng bán hết vé.
Cô Tiêu Hoa Lệ đến từ Ngô Châu, Quảng Tây đang chờ đón mẹ là bà Nguyễn Thị Thấu, Cô Tiêu Hoa Lệ cho biết: “Mẹ là người Việt Nam, đây là lần đầu tiên mẹ nhập cảnh Trung Quốc từ cửa khẩu Đông Hưng, sau đó đi tàu cao tốc về nước.” Cô Tiêu Hoa Lệ cho biết, trước đây mẹ về Việt Nam đều đi tàu cao tốc từ Ngô Châu đến Nam Ninh, đi ô tô 3 tiếng đến thành phố Bằng Tường, sau khi xuất cảnh qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan, rồi lên xe khách tại Việt Nam trở về Hà Nội, cả chuyến đi mất gần hai ngày. “Hiện nay, Đông Hưng đã khai thông tuyến đường sắt cao tốc, lần này chúng tôi chọn tuyến đường sắt cao tốc mới, từ biên giới đến Nam Ninh chỉ mất một tiếng đồng hồ, gần hơn và nhanh hơn”.
Những năm gần đây, cùng với sự hợp tác kinh tế - thương mại, nhân văn, giáo dục giữa Trung Quốc và Việt Nam không ngừng cải thiện, rất nhiều sinh viên Việt Nam sang Trung Quốc du học. Nguyễn Thúy Quỳnh là du học sinh của Đại học Khoa học - Công nghệ điện tử Quế Lâm, cô gái có quên ở Thái Nguyên, miền Bắc Việt Nam. Trước đây, cô về nhà phải đi tàu cao tốc từ Quế Lâm đến Nam Ninh, sau đó chuyển tàu chậm hoặc xe khách đến Bằng Tường, sau đó từ Hữu nghị Quan ở Bằng Tường rồi bắt xe đi về nhà. Hiện nay, tàu cao tốc chạy đến biên giới Trung - Việt, con đường về nhà của cô cũng được “nâng cấp”, “Sau khi tôi đi tàu cao tốc đến ga thành phố Đông Hưng, đi qua cửa khẩu thì có thể lên xe của cha mẹ, vừa nhanh vừa thuận tiện”.
Thành phố Đông Hưng chỉ cách Móng Cái - khu kinh tế cửa khẩu lớn nhất và cởi mở nhất miền bắc Việt Nam một con sông, việc khai thông đường sắt cao tốc Đông Hưng đã bắc “nhịp cầu mới” cho giao lưu kinh tế và văn hóa giữa hai nước Trung - Việt. Cùng với lưu lượng người và hàng hóa ngày càng tăng dọc tuyến đường sắt cao tốc này, Phó Giám đốc Nhà ga Đông Hưng Quảng Tây Lê Vân Hồng và các đồng nghiệp cũng bước vào trạng thái “vận hành cao tốc”. Cô Lê Vân Hồng cho biết, ga Đông Hưng là ga đường sắt cao tốc gần Việt Nam nhất, để phục vụ tốt cho bạn bè Việt Nam và các nước, chúng tôi phải luôn quan tâm đến lưu lượng hành khách, duy trì trật tự tốt, mang lại trải nghiệm thoải mái cho du khách.
“Sau khi ga Đông Hưng khai trương, rất nhiều người dân Việt Nam chọn đi tàu cao tốc, cơ hội sử dụng tiếng Việt của tôi cũng nhiều hơn”. Sự gia tăng đột biến của du khách Việt Nam đã tạo cơ hội cho chị Dương Huệ Đình thể hiện sở trường của mình, cảnh sát với chuyên ngành tiếng Việt tại Đồn cảnh sát phía Bắc thành phố Phòng Thành Cảng thuộc Cục Công an đường sắt Bắc Hải. Chị Dương Huệ Đình đã triển khai công tác tình nguyện tại Ga thành phố Đông Hưng và Ga Bắc Phòng Thành Cảng, giải thích kiến thức an toàn đường sắt bằng tiếng Việt, phát thẻ hướng dẫn song ngữ, hướng dẫn hành khách Việt Nam làm các thủ tục liên quan đến du lịch đường sắt, mang đến sự hỗ trợ tiện lợi cho hành khách Việt Nam. Chị Dương Huệ Đình cho biết, tiếp theo, với đặc điểm của ga cửa khẩu biên giới Trung - Việt, Công an đường sắt còn sẽ tích cực điều phối với các cơ quan đường sắt, triển khai phát thanh song ngữ Trung - Việt tại các ga như ga thành phố Đông Hưng, ga Bắc Phòng Thành Cảng, tiếp tục nâng cao mức độ phục vụ cho hành khách Việt Nam.
Từ khi khai trương vào ngày 27/12/2023 đến cuối tháng 2/2024, ga đường sắt cao tốc thành phố Đông Hưng đã đón hơn 5.000 khách du lịch nước ngoài, chiếm khoảng 8% tổng lưu lượng hành khách, trong đó có Đinh Thế Huy và Nguyễn Thế Hùng đến từ Móng Cái, Việt Nam, hiện đang du học tại Trung Quốc. Họ là sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành thương mại điện tử xuyên biên giới tại Đại học Thiên Tân và chuyên ngành quản lý du lịch tại Đại học Công nghệ Quế Lâm. Hiện nay, mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã phát triển đến biên giới Trung - Việt, không chỉ giúp cho con đường học tập thuận tiện hơn, mà mang đến cho Đinh Thế Huy niềm tin và mong đợi vào tương lai, anh cho biết: “Hy vọng sau này đường sắt cao tốc của Việt Nam cũng có thể kết nối với mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc, kích thích tiềm năng hợp tác lớn hơn”.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Du lịch Việt Nam Nam Phương cũng nhìn thấy sự tiện lợi mà đường sắt cao tốc biên giới mang lại cho du lịch Việt Nam, du khách Việt Nam sau khi nhập cảnh qua cửa khẩu Đông Hưng, có thể trực tiếp đi tàu cao tốc tại ga Đông Hưng đến các thành phố của Trung Quốc một cách nhanh chóng, du khách các nơi Trung Quốc cũng có thể nhập cảnh du lịch Việt Nam từ cửa khẩu Đông Hưng rất thuận tiện. Bà cho rằng, công ty có thể thiết kế nhiều sản phẩm du lịch hơn, tận dụng mạng lưới đường sắt cao tốc, cung cấp dịch vụ nhanh hơn, giá cả phải chăng hơn cho du khách, mở ra thị trường rộng lớn hơn, điều này sẽ mang đến nhiều cơ hội và tiềm năng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Bà Nam Phương cho biết: “Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam và Trung Quốc phát triển nhanh chóng, triển vọng hợp tác cũng rất tốt, với tàu cao tốc, sau này chúng tôi có thể tham gia giao lưu hợp tác Việt - Trung tốt hơn”.
- Đường sắt cao tốc Trung - Việt tạo thuận tiện cho ai?
- Giáo dục nghề nghiệp Trung Quốc hỗ trợ đào tạo nhân tài Campuchia
- Hơn 800 người Trung Quốc bị hồi hương qua Thái Lan do liên quan đến gian lậ
- Tuyến tàu chở khách quốc tế Đường sắt Trung Quốc – Lào sẽ tăng 2 điểm dừng
- Đội bóng đá nữ thành phố Bình Quả, Quảng Tây Trung Quốc ra mắt Giải
- “Ý tưởng vàng” kết nối Trung Quốc và Việt Nam
Video tốt nhất
Bài văn liên quan
- Đường sắt cao tốc Trung - Việt tạo thuận tiện cho ai?
- Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành “Phương án hành động tăng cường độ thu hút và sử dụng vốn nước ngoài thúc đẩy vững chắc mở cửa đối ngoại trình độ cao”
- Trung Quốc đang xây dựng 26 tổ máy điện hạt nhân - số lượng đứng đầu thế giới
- Tổng Bí thư Tập Cận Bình khảo sát nghiên cứu tại thành phố Thường Đức ở tỉnh Hồ Nam
- Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Hối thúc Nhật Bản cắt đứt triệt để chủ nghĩa quân phiệt bằng hành động thực tế
- Trung Quốc phóng thành công vệ tinh“Cầu Ô Thước 2”
- Tổng Bí thư Tập Cận Bình đi vào đồng ruộng tìm hiểu tình hình cày cấy vụ xuân
- Hội đồng Lập pháp Đặc khu Hành chính Hồng Công Trung Quốc thông qua “Điều lệ Bảo vệ an ninh quốc gia” với 100% số phiếu đồng ý
- Chính thức khởi động hành động “Lưới trời 2024”
- Ký kết 12 thỏa thuận hợp tác thương mại đầu tư Việt Nam - Sơn Đông
Hot Phát biểu bình luận
- Giới thiệu kế hoạch phóng tàu vũ trũ Trung Quốc năm 2023: Cả năm sẽ thực hiện gần 70 lần phóng, bao gồm 2 tàu vũ trụ chở người
- Trung Quốc: Xe năng lượng mới dẫn dắt cấu trúc lại toàn diện hệ sinh thái công nghiệp
- Tổng Bí thư Tập Cận Bình: Người thợ nước lớn là nền móng và trụ cột của tòa nhà dân tộc Trung Hoa
- Trung Quốc tuyên bố chính thức gia nhập “Liên minh Tham vọng cao vì Thiên nhiên và Con người”
- Trung Quốc phát hiện mỏ dầu lớn sâu dưới nước đầu tiên
- Trong tương lai, Quảng Tây sẽ làm như thế này!
- Trung Quốc năm 2023 hoàn thành trồng 3,998 triệu héc ta rừng
- Năm nay Trung Quốc đưa 2573 vùng nước vào quy hoạch xây dựng sông hồ tươi đẹp
- Khai mạc Kỳ họp thứ 2 Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc khóa XIV tại Bắc Kinh
- Trung Quốc đã thu hoạch 16,47 triệu héc-ta diện tích lúa mì