Bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng văn minh sinh thái chính là một nội dung quan trọng trong bố cục tổng thể “Năm trong một” của Trung Quốc. Việc tập trung vào bảo vệ môi trường, xây dựng văn minh sinh thái ở Trung Quốc cũng chính là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy hiện đại hoá của Trung Quốc trong việc thực hiện chung sống hài hoà giữa con người với thiên nhiên. Hơn nữa, xây dựng văn minh sinh thái cũng chính là cơ sở cho sự phát triển chất lượng cao ở Trung Quốc gắn với phát triển xanh hoá nền kinh tế, bảo đảm sự phát triển bền vững. Kể từ khi bước vào thời đại mới, với sự phát triển vượt bậc trong các lĩnh vực của Trung Quốc, cũng bao hàm sự đóng góp to lớn của bảo vệ môi trường, xây dựng văn minh sinh thái. Về vấn đề này, PGS, TS Lê Thị Thanh Hà, chuyên gia nghiên cứu về môi trường và phát triến bền vững của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Việt Nam đánh giá, Trung Quốc nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường sinh thái chính là cơ sở cho việc thúc đẩy hiện đại hoá bằng thực hiện việc chung sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên, cũng như giành được thành tựu nổi bật trong công cuộc xây dựng văn minh sinh thái và điều này đã cung cấp sự tham khảo cho nhiều nước khác.
Xuất phát từ thực tiễn đặt ra trong bảo vệ môi trường sinh thái làm tiêu chí cho sự phát triển chất lượng cao, từ năm 2005 khi đồng chí Tập Cận Bình còn đang đảm nhiệm Bí thư tỉnh ủy Chiết Giang đã đưa ra quan điểm “Non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc”. Mới đây, Trung Quốc đã thiết lập Ngày sinh thái toàn quốc, với chủ đề chính là “Non xanh nước biếc chính là núi vàng núi bạc”. Tư tưởng Tập Cận Bình về quan hệ giữa môi trường sinh thái và phát triển kinh tế chính là nguyên nhân cơ bản giúp Trung Quốc đạt được thành tựu quan trọng trong công tác bảo vệ sinh thái trong vòng 10 năm qua. PGS, TS Lê Thị Thanh Hà chia sẻ: “Trung Quốc coi trọng cao độ sự phát triển bền vững, đưa công cuộc xây dựng văn minh sinh thái vào bố cục tổng thể của chiến lược phát triển quốc gia, kết hợp giữa phát triển chất lượng cao với bảo vệ sinh thái trình độ cao và đưa ra quan điểm “Non xanh nước biếc là núi vàng núi bạc”, đã trở thành nhận thức chung và hành động của cả cộng đồng. Đây là một phần quan trọng của quan điểm phát triển mới của Trung Quốc.
PGS, TS Lê Thị Thanh Hà cho rằng, quan điểm về mối quan hệ giữa bảo vệ sinh thái và phát triển kinh tế của Trung Quốc được tổng kết thành “Hiện đại hoá việc chung sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên”, cũng trở thành một trong năm đặc trưng của hiện đại hoá mô hình Trung Quốc. PGS, TS Lê Thị Thanh Hà còn chia sẻ, hiện đại hoá kiểu Trung Quốc với trụ cột của bảo vệ môi trường, xây dựng văn minh sinh thái luôn đảm bảo lợi ích căn bản của đông đảo quần chúng nhân dân, vì vậy giành được sự công nhận của người dân đối với quan điểm phát triển bền vững, từ đó thực hiện một cách thuận lợi ở mọi địa phương.
Qua nghiên cứu về bảo vệ môi trường sinh thái của Trung Quốc, PGS, TS Lê Thị Thanh Hà đã chia sẻ những con số ấn tượng về phát triển và sử dụng năng lượng sạch của Trung Quốc những năm gần đây. Theo “Công báo thống kê phát triển kinh tế và xã hội của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2023” vào ngày 29 tháng 2 năm 2024, công suất phát điện từ nguồn năng lượng sạch như thủy điện, điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời đạt tới 3.190,6 tỷ kWh, tăng 7,8% so với năm 2022. Còn về sản lượng sản xuất và tiêu thụ ô-tô sử dụng năng lượng mới trong năm 2023 cũng thể hiện con số ấn tượng, tương ứng với 9,587 triệu xe và 9,495 triệu xe, tăng so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 35,8% và 37,9%; và đứng đầu thế giới trong 9 năm liên tiếp; Xuất khẩu xe năng lượng mới đạt 1,203 triệu chiếc, tăng 77,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao kỷ lục.
PGS, TS Lê Thị Thanh Hà cũng cho biết, trong quá trình phát triển của Việt Nam cũng gặp phải thách thức thực tế từ sự ô nhiễm môi trường và tổn hại sinh thái, song với sự coi trọng vấn đề phát triển bền vững, Việt Nam đã ra sức phát triển kinh tế đồng thời chú trọng công tác bảo vệ sinh thái. PGS, TS Lê Thị Thanh Hà nói, Việt Nam đã đưa tăng trưởng xanh thành nhiệm vụ phát triển lâu dài, để giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và mở rộng quy mô kinh tế. Trước đây, Chính phủ đã từng thông qua nghị quyết và ký “Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn 2021-2030 triển vọng đến năm 2050” và “Chương trình hành động tăng trưởng xanh quốc gia (giai đoạn năm 2021-2030)”, “Theo chiến lược và kế hoạch trên, các ban ngành hữu quan của Việt Nam tập trung trong việc nâng cao hiệu suất nông nghiệp, sức cạnh tranh và năng lực phát triển bền vững trong lĩnh vực sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn và các-bon thấp v.v.., đồng thời nâng cao hiệu suất, tranh thủ thực hiện trung hoà các-bon trước năm 2050”.
PGS, TS Lê Thị Thanh Hà còn chia sẻ, Việt Nam và Trung Quốc có nhận thức chung rộng rãi về bảo vệ môi trường, phát triển xanh. Việt Nam đang ra sức phát triển năng lượng tái sinh như thủy điện, điện gió, năng lượng sinh khối, v.v., trong đó có rất nhiều dự án có sự tham gia của doanh nghiệp Trung Quốc. PGS, TS Lê Thị Thanh Hà nói: “Mong rằng hai nước tiếp tục tăng cường thảo luận và chia sẻ nhiều kinh nghiệm về bảo vệ môi trường nhằm thúc đẩy chung sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên, tiếp tục triển khai hợp tác phát triển xanh, thúc đẩy giao lưu về mặt công nghệ bảo vệ môi trường, quan điểm bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của hai nước, góp phần vào việc giảm khí thải tiết kiệm năng lượng trên toàn cầu”.
- Chuyên gia Việt Nam: Bảo vệ môi trường ở Trung Quốc nhằm thúc đẩy chung sống ha
- Đột phá 10.000 chuyến tàu! Đường sắt Trung– Lào vận chuyển 8,72 triệu lượt hàn
- Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc: Hành vi ly khai đòi “Đài Loan độc lập” l
- Cửa khẩu Đông Hưng nối lại thủ tục thông quan cho các phương tiện chở khách quốc t
- Lối thông quan mới thuộc cặp Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) - Hữu Nghị (V
- Nội các Thái Lan phê chuẩn Dự thảo gia nhập nhóm BRICS
Video tốt nhất
Bài văn liên quan
- Chuyên gia Việt Nam: Bảo vệ môi trường ở Trung Quốc nhằm thúc đẩy chung sống hài hoà giữa con người với thiên nhiên và ý nghĩa tham khảo cho sự phát triển của các nước
- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi điện mừng tới Tổng thống đắc cử Mexico
- Phát triển xanh
- Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị: Ngày càng nhiều nước ủng hộ “Sáu nhận thức chung”, viễn cảnh thực hiện hoà bình ngày một sáng sủa
- Trung Quốc mong Liên minh châu Âu tuân thủ nghiêm túc cam kết thương mại tự do, phản đối chủ nghĩa bảo hộ
- Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Philippines là nước không ngừng xâm phạm, khiêu khích và làm gia tăng mâu thuẫn trong vấn đề bãi đá Nhân Ái
- Tàu cao tốc từ Bắc Kinh đến Hồng Công và từ Thượng Hải đến Hồng Công thực hiện tối đi sáng đến
- Quan điểm An ninh toàn cầu của Trung Quốc nhận được sự đồng tình tại Đối thoại Shangri-la
- Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cố tình bôi nhọ Trung Quốc. Trung Quốc: Kiên quyết phản đối tạo “nhóm nhỏ” khép kín và biệt lập
- Israel chấp nhận đề xuất mới về ngừng bắn nhưng mục tiêu tác chiến không thay đổi
Hot Phát biểu bình luận
- Trung Quốc tuyên bố chính thức gia nhập “Liên minh Tham vọng cao vì Thiên nhiên và Con người”
- Các chuyên gia y tế công cộng Mỹ gửi thư liên danh tới Tổng thống Bai-đơn kêu gọi Chính phủ Mỹ xuất khẩu vắc-xin
- I-rắc sẽ khởi động trình tự gia nhập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á
- Lít-va chạm vạch đỏ Trung Quốc cần phải lập tức uốn nắn
- Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Đức Méc-ken
- Ngày động thực vật hoang dã thế giới - Hơn 70% loài động, thực vật hoang dã trọng điểm bảo vệ được bảo vệ hiệu quả
- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự và tuyên bố khai mạc Đại hội thể thao Pa-ra-lim-pích mùa đông Bắc Kinh diễn ra tối 4/3
- Sản lượng lương thực Trung Quốc lập kỷ lục
- Doanh nghiệp Mỹ phản đối siết chặt hạn chế xuất khẩu chip sang Trung Quốc
- Đội tuyển Ác-hen-ti-na vô địch World Cup – Mét-xi hoàn thành giấc mơ!