Tại “thủ phủ vải thiều” Bắc Giang những ngày này, từ sớm tinh mơ dòng người và xe chở vải thu hoạch buổi sớm đã đổ dồn về các điểm thu mua tập trung để đi tiêu thụ. Từng chùm từng chùm vải chín mọng chất đầy khắp các thùng xe chuyển động nhịp nhàng trên đường như những dòng “dòng sông đỏ”, là hình ảnh đặc trưng của mùa thu hoạch vải thiều ở Bắc Giang.
Vải thiều là loại trái cây nhiệt đới được người tiêu dùng Trung Quốc rất mực ưa chuộng. Tỉnh Bắc Giang thuộc vùng trung du phía Bắc Việt Nam, là địa phương nổi tiếng giống vải thiều chất lượng cao và quy mô canh tác lớn nhất cả nước. Nhiều năm qua, các đối tác Trung Quốc vẫn luôn tìm đến đây để lựa chọn tận vườn những chùm vải tươi ngon, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm nhập về phân phối trong nước.
Theo địa phương, tổng sản lượng vải thiều toàn tỉnh năm nay dự kiến đạt khoảng 100 nghìn tấn, trong đó 70% là xuất khẩu. Đặc biệt, Trung Quốc là thị trường truyền thống, có quan hệ hợp tác nhiều năm của vải thiều Bắc Giang. Năm 2023, hơn 100 nghìn tấn vải thiều Bắc Giang đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn của Đài chúng tôi, bà Nguyễn Thị Phòng, Chủ tịch Hợp tác xã nông nghiệp Bằng Thuỷ - một đơn vị thu mua vải thiều xuất khẩu có trụ sở tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết năm nay, dù sản lượng vải không như kỳ vọng do ảnh hưởng thời tiết cực đoan nhưng công tác sản xuất, thu hoạch và xuất khẩu vải vẫn có nhiều thuận lợi.
Theo bà Nguyễn Thị Phòng, các thông tin về quy định, chính sách xuất khẩu mới đã được chia sẻ, phổ biến rộng rãi hơn cho người dân trong tỉnh. Việc nắm được yêu cầu về chất lượng sản phẩm, quy cách đóng gói… giúp nông dân lập được kế hoạch sản xuất cụ thể. Tỉnh Bắc Giang hiện đang duy trì và kiểm soát chặt chẽ 223 mã vùng trồng vải thiều phục vụ xuất khẩu, với diện tích khoảng 17.198 ha; trong đó, thị trường Trung Quốc có 130 mã vùng trồng, diện tích 16.217 ha; đã có 39 cơ sở đóng gói quả vải tươi xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của phía Trung Quốc. Việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu hiện là yêu cầu bắt buộc của nhiều thị trường nhập khẩu và thông lệ quốc tế, nhằm bảo đảm tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Các cấp, ngành cũng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân, doanh nghiệp đến tận nơi khảo sát, thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều. Đặc biệt, năm nay thủ tục tại các cửa khẩu được thực hiện thông thoáng hơn. “Các xe vải thiều của chúng tôi đều được phân luồng ưu tiên thông quan trước. Các cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc đều tăng cường nhân lực và kéo dài thời gian làm việc, phối hợp nhịp nhàng để vải được xuất đi nhanh nhất có thể,” bà Nguyễn Thị Phòng nói. Nhờ rút ngắn được thời gian làm thủ tục tại cửa khẩu, chất lượng vải được đảm bảo hơn.
“Trải qua một hành trình dài từ vườn đồi Bắc Giang tới tận những siêu thị ở thủ đô Bắc Kinh xa xôi, trái vải Việt Nam vẫn giữ được vẻ ngoài đẹp mắt cùng hương vị tươi ngon, sẵn sàng phục vụ những người tiêu dùng khó tính hàng đầu Trung Quốc,” bà Nguyễn Thị Phòng phấn khởi.
Trên cơ sở thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế, kế hoạch xuất, nhập khẩu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; trong đó xác định Trung Quốc là thị trường lớn, truyền thống, đối tác tin cậy, nhất là trong hoạt động tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, vải thiều. Ngay cả trong giai đoạn đại dịch COVID-19 nghiêm trọng dẫn đến yêu cầu phong toả, cơ quan chức năng hai phía vẫn nỗ lực tạo điều kiện để các thương nhân Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam thu mua vải thiều, hỗ trợ tỉnh Bắc Giang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định tính tin cậy của hợp tác song phương cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
- Xuất khẩu vải thiều đi Trung Quốc nhiều thuận lợi
- Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Tha
- Hội chợ triển lãm thương mại Trung Quốc (Indonesia) lần thứ 7 diễn ra tại Jakarta, Ind
- Chuyên gia Việt Nam: Bảo vệ môi trường ở Trung Quốc nhằm thúc đẩy chung sống ha
- Đột phá 10.000 chuyến tàu! Đường sắt Trung– Lào vận chuyển 8,72 triệu lượt hàn
- Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc: Hành vi ly khai đòi “Đài Loan độc lập” l
Video tốt nhất
Bài văn liên quan
- Xuất khẩu vải thiều đi Trung Quốc nhiều thuận lợi
- Người nước ngoài tham gia lễ hội đua thuyền rồng, trải nghiệm phong cách Trung Quốc
- Gấu trúc "Phúc Bảo" sẽ chính thức gặp gỡ công chúng vào 12/6
- Thương mại dịch vụ Trung Quốc trong bốn tháng đầu năm tiếp tục duy trì tăng trưởng khá nhanh
- Vận hành kinh tế công nghiệp nhẹ Trung Quốc trong bốn tháng đầu tiếp tục xu hướng tăng trở lại
- Hoạt động mừng Tết Đoan Ngọ phong phú đa dạng kế thừa tình cảm gia đình và đất nước
- Lượng người qua cửa khẩu Thâm Quyến năm nay vượt quá 100 triệu lượt, trước 3 tháng so với năm 2023
- Trung Quốc xuất bản phát hành cuốn Chọn lọc các bài viết, bài phát biểu của Tập Cận Bình về an ninh năng lượng quốc gia
- Trung Quốc hoàn thành tuyển chọn phi hành gia hàng không vũ trụ dự bị đợt bốn, khu vực Hồng Công và Ma Cao đều có một người được chọn
- Trung Quốc tiếp tục nâng cao mức độ tiện lợi thanh toán cho người nước ngoài
Hot Phát biểu bình luận
- Trung Quốc tuyên bố chính thức gia nhập “Liên minh Tham vọng cao vì Thiên nhiên và Con người”
- Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng thêm động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế thế giới
- Chuyên gia Việt Nam: Bảo vệ môi trường ở Trung Quốc nhằm thúc đẩy chung sống hài hoà giữa con người với thiên nhiên và ý nghĩa tham khảo cho sự phát triển của các nước
- Dịch COVID-19 tại Hồng Công rất Cam go - Đặc khu hành chính Hồng Công công bố biện pháp phòng chống dịch COVID-19 vòng mới
- Hội chợ triển lãm thương mại Trung Quốc (Indonesia) lần thứ 7 diễn ra tại Jakarta, Indonesia
- Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long
- Cách làm phân biệt đối xử của Mỹ đối với ô tô điện Trung Quốc cuối cùng sẽ tổn hại đến lợi ích của mình
- Các chuyên gia y tế công cộng Mỹ gửi thư liên danh tới Tổng thống Bai-đơn kêu gọi Chính phủ Mỹ xuất khẩu vắc-xin
- I-rắc sẽ khởi động trình tự gia nhập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á
- Lít-va chạm vạch đỏ Trung Quốc cần phải lập tức uốn nắn