> vietnamese > Tin tức > Tin quốc tế > Trung tâm hội viên
Trên hành trình phát triển châu Á – Thái Bình Dương, “Hợp tác” mới là dòng chính
 Mới nhất:2024-11-14 21:28:53   Số lần đã xem:0 Nguồn gốc:CMG

\

“Đây là dự án đầu tàu của sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ tại khu vực châu Mỹ Latinh, cũng đánh dấu cho hợp tác kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương gắn bó hơn”. “Dự án này có triển vọng trở thành ‘Cảng Singapore của châu Mỹ Latinh’” ... Những ngày này, truyền thông quốc tế đồng loạt hướng tầm mắt vào cảng Chancay. Bến cảng này do doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư xây dựng sắp được đưa vào vận hành chính thức. Đến lúc đó, thời gian vận chuyển hàng hóa từ Nam Mỹ xuất khẩu sang châu Á có triển vọng rút ngắn gần 30% thời gian.

Cũng tại Peru, trong tuần sắp diễn ra một hoạt động quan trọng, tức Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự theo lời mời. Các bên mong đợi hội nghị cấp cao lần này đưa ra thông điệp tăng cường mở cửa hợp tác, vực dậy dự báo phát triển của toàn cầu.

Lâu nay, khu vực châu Á – Thái Bình Dương là mỏ neo ổn định cho con tàu phát triển toàn cầu. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, mức tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm nay có triển vọng đạt 4,2%, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 2,9%.

Vì sao sự phát triển của châu Á – Thái Bình Dương có thể dẫn đầu thế giới? Điều này vừa được lợi từ khu vực này duy trì hòa bình và ổn định trong thời gian dài, cũng liên quan chặt chẽ tới sự đóng góp của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

Là nền kinh tế quan trọng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc luôn luôn tích cực tham gia hợp tác APEC, trở thành nguồn động lực và động cơ thúc đẩy của hợp tác khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất trong 13 nền kinh tế APEC, tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế châu Á – Thái Bình Dương đạt 64,2%.

Hiện nay, sự căng thẳng của địa chính trị toàn cầu trầm trọng thêm, nền kinh tế thế giới phục hồi yếu ớt. Có nước cá biệt thúc đẩy cái gọi là “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, “nhóm nhỏ” mang tính loại trừ nước khác, gây tác động cho hợp tác khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong bối cảnh như vậy, biểu hiện của Trung Quốc, một nước luôn luôn kiên trì mở cửa hợp tác đã thu hút sự quan tâm tại hội nghị APEC lần này.

Tình hình thế giới càng phức tạp gay gắt, các nền kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương càng nên tập trung vào lợi ích chung, ủng hộ đầu tư thương mại tự do, phản đối chủ nghĩa bảo hộ, tạo nên “30 năm vàng son” mới của hợp tác khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Hot Phát biểu bình luận