Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII và tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Là chuyên gia với nhiều năm nghiên cứu về Trung Quốc, nhà ngoại giao Nguyễn Vinh Quang, hiện là Cố vấn cao cấp Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và phát triển quốc tế (Hà Nội) cho rằng, những kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình cải cách bộ máy chính phủ rất có ý nghĩa tham khảo trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Kể từ cải cách mở cửa (1978), Trung Quốc đã tiến hành 9 lần điều chỉnh, đổi mới bộ máy quản lý điều hành từ Trung ương đến địa phương. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Quang, các cuộc cải cách cơ cấu chính phủ của Trung Quốc từ lần đầu tiên năm 1982 đến lần gần nhất năm 2023 đều có mục tiêu chủ yếu là khắc phục tình trạng chính phủ mạnh về chức năng quản lý, yếu về chức năng phục vụ, cồng kềnh về cơ cấu và biên chế, chồng chéo mơ hồ về chức năng, đẩy nhanh việc xây dựng một chính phủ phục vụ, trách nhiệm, liêm khiết, hiệu quả, vận hành hài hòa đúng luật, thích ứng với thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Qua nhiều lần nỗ lực cải cách, bộ máy chính phủ của Trung Quốc đã được tinh gọn, biên chế được tinh giản đáng kể. Năm 1981, Quốc vụ viện Trung Quốc có khoảng 100 đầu mối cơ quan Bộ và tương đương, nhưng đến nay con số này chỉ còn 26 cơ quan Bộ và tương đương.
Đáng chú ý, vị chuyên gia cho rằng, cuộc cải cách lần thứ 4 (năm 1998) do thủ tướng Chu Dung Cơ chủ trì có bối cảnh khá tương đồng với Việt Nam hiện nay, nhiều vấn đề Trung Quốc gặp phải vào thời điểm đó liên quan đến bộ máy nhà nước cũng tương đồng với những vấn đề Việt Nam đang đối mặt. Vào thời điểm nói trên, lý luận “thể chế kinh tế thị trường XHCN” đã hình thành và tiếp tục hoàn thiện ở Trung Quốc; nhưng bố trí bộ máy của chính phủ vẫn luôn mâu thuẫn với sự phát triển của kinh tế thị trường. Vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của cuộc cải cách năm 1998 là chuyển đổi chức năng chính phủ theo yêu cầu của kinh tế thị trường XHCN, cải cách chế độ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
“Thực tiễn lúc đó đòi hỏi có một cuộc đổi mới về bộ máy chính quyền để thích ứng với thể chế kinh tế mới. Nếu không thay đổi cơ cấu, chức năng, quy mô của bộ máy điều hành của chính phủ, mâu thuẫn giữa cơ chế điều hành cũ với sự phát triển của thị trường ngày càng nổi cộm thành một lực cản khó vượt qua. Mặt khác bộ máy cồng kềnh, chồng chéo của thể chế kinh tế kế hoạch cũ ngày càng phình ra, không những gây khó khăn cho thị trường mà còn là gánh nặng quá tải cho tài chính nhà nước,” ông Nguyễn Vinh Quang nhấn mạnh.
Tổng kết tất cả 9 cuộc cải cách bộ máy chính phủ của Trung Quốc từ cải cách mở cửa đến nay, ông Nguyễn Vinh Quang đã chỉ ra một số kinh nghiệm quan trọng mà Việt Nam có thể tham khảo.
“Trước tiên cần kiên trì lấy chuyển đổi chức năng chính phủ làm then chốt cho cải cách bộ máy. Nếu chưa định rõ chức năng là chưa thể định cơ cấu, lại càng không thể định biên chế được. Không thể hô hào “giảm biên chế” một cách mù quáng khi chưa xác định được chức năng và cơ cấu,” ông nói.
Tiếp theo, trong khi tiến hành cải cách cần kiên trì nguyên tắc vừa tích cực vừa ổn thỏa. Cải cách bộ máy là sự điều chỉnh lớn các loại lợi ích và quyền lực, đụng chạm nhiều mặt, mâu thuẫn nhiều, độ khó khăn cao, động đến lợi ích rất nhiều người, nhiều nhóm người mà ta thường gọi là “lợi ích nhóm”. Do đó, cần vừa chủ động tích cực, tập trung giải quyết những vấn đề nổi cộm, lại vừa luôn phải kiên trì cải cách theo kế hoạch, theo lộ trình, làm từng bước, vừa làm vừa thăm dò sức chịu đựng của xã hội; vừa từng bước tinh giản bộ máy, lại vừa bố trí nhân viên dư thừa của các cơ quan một cách ổn thỏa.
“Bên cạnh đó, cải cách bộ máy phải xuất phát từ tình hình đất nước, tùy nơi mà áp dụng, hình thức đa dạng.” nhà ngoại giao bày tỏ.
Ông Nguyễn Vinh Quang cũng cho rằng, Việt Nam có thể tham khảo cách làm của Trung Quốc khi công khai hóa chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ ngành Trung ương và chính quyền các cấp địa phương. Trung Quốc thường công bố rõ ràng chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ ngành và địa phương. Hình thức là xuất bản sách, website công bố các nội dung: chức năng, cơ cấu, biên chế, lãnh đạo v.v... của từng bộ và từng đơn vị trong mỗi bộ.
“Muốn tăng cường trách nhiệm, hiệu quả làm việc, mức độ liêm khiết của bộ máy chính quyền, cần phải có sự giám sát của công chúng. Không thể giám sát quyền lực khi không rõ phạm vi quyền lực đó,” chuyên gia Việt Nam khẳng định./
Phóng viên: Thanh Xuân
Nguồn: CMG
- Chuyên gia Việt Nam: “Rất nên học hỏi kinh nghiệm Trung Quốc về cải cách bộ máy”
- Thủ tướng Việt Nam: Đảm bảo đường sắt Việt-Trung kết nối thuận lơ
- Phiên họp lần thứ 16 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc – Viê
- Các nhà sản xuất pin Trung Quốc khởi động dự án pin tại Indonesia
- Cảnh sát biển Trung Quốc: Cảnh cáo Philippines lập tức chấm dứt khiêu khi
- Doanh nghiệp điện tử xuyên biên giới Trung Quốc mở rộng thị trường Đ
Video tốt nhất
Bài văn liên quan
- Chuyên gia Việt Nam: “Rất nên học hỏi kinh nghiệm Trung Quốc về cải cách bộ máy”
- Thủ tướng Việt Nam: Đảm bảo đường sắt Việt-Trung kết nối thuận lợi
- Bộ Ngoại giao: Trung Quốc hối thúc Philippines nhanh chóng dỡ bỏ hệ thống tên lửa tầm trung “Typhon”
- Đổi cũ lấy mới - Đồ điện gia dụng cũ đi về đâu?
- Số người dùng điện thoại di động 5G ở Trung Quốc vượt 1 tỷ
- Thủ tướng Hungari: Mỹ và châu Âu đã chi khoảng 300 tỷ euro cho cuộc xung đột Nga - Ukraine
- “Tiếp nhận và giải quyết ngay” – Mô hình quản trị mới của siêu đô thị Bắc Kinh
- Mô hình mới giúp kiểm soát trước nạn châu chấu sa mạc
- “Tủ sách học thuật nổi tiếng thế giới dịch sang tiếng Trung” xuất bản 1000 đầu sách
- Đi trượt tuyết trên núi Altay ở Tân Cương, Trung Quốc
Hot Phát biểu bình luận
- Trung Quốc tuyên bố chính thức gia nhập “Liên minh Tham vọng cao vì Thiên nhiên và Con người”
- Đoàn đại biểu thầy trò các trường đại học Trung Quốc đại lục thăm Đài Loan tham quan Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc
- Lễ đóng máy phim tài liệu "Con đường phát triển" hợp tác sản xuất giữa Trung Quốc - Việt Nam và Lễ ký Thỏa thuận hợp tác phát sóng phim được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam
- Kho gốm sứ Trung Quốc tại thị trấn Cảnh Đức
- Trung Quốc đã ký gần 200 Thỏa thuận liên chính phủ về hàng không vũ trụ
- Trung Quốc trình lên LHQ tuyên bố và bản đồ về đường cơ sở lãnh hải của đảo Hoàng Nham
- Đoàn tàu công ích thúc đẩy người dân phía nam Tân Cương làm giàu
- Trung Quốc phản đối Mỹ lạm dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu
- Hai lối thông biên giới Trung Quốc-Việt Nam mở tạm thời phục vụ vận chuyển hành khách
- Giới thiệu kế hoạch phóng tàu vũ trũ Trung Quốc năm 2023: Cả năm sẽ thực hiện gần 70 lần phóng, bao gồm 2 tàu vũ trụ chở người