> vietnamese > Tin tức > Quảng Tây > Trung tâm hội viên
Trung Quốc ngày nay: Mô hình A Giả Khoa mang lại bài học gì cho thế giới về giảm nghèo
 Mới nhất:2025-01-21 18:31:00   Số lần đã xem:63 Nguồn gốc:CMG

Con đường dẫn đến ruộng bậc thang ngoằn nghèo như mạng nhện. Nếu bước đi trên con đường này vào sáng sớm các bạn sẽ có cảm cảm giác như cỡi trên đám mây bồng bềnh bởi đây phủ đầy sương mù. Hai bên đường là những đóa hoa dại e ấp trong làn sương mong manh khiến mỗi tâm hồn những ai đi qua đây đều phải xao xuyến. Sau khi băng qua con đường đẹp nên thơ ấy, thì cả một bức tranh xinh đẹp khổng lồ đập và mắt bạn đó là ruộng bậc thang kì vĩ và đẹp đến nao lòng. Vào mùa đông, khi ánh nắng chiếu rọi lên những thửa ruộng, sắc vàng và xanh hòa quyện tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ, khiến bất kỳ ai cũng phải mê đắm và ngẩn ngơ trước vẻ đẹp ấy. Đây chính là cảnh sắc của ngôi làng A Giả Khoa tại Vân Nam, Trung Quốc. Tuy nhiên, “vẻ đẹp của sự nghèo khó” đã từng là nỗi trăn trở trong một thời gian rất dài đối với ngôi làng này. Nhưng nhờ chính sách chấn hưng nông thôn của Trung Quốc thì ngôi làng đã thành biến “non xanh nước biếc thành rừng vàng biển bạc” thành “núi hạnh phúc” đúng nghĩa.

Tại ngôi làng “A Giả Khoa” trong tiếng Hani nghĩa là “vùng đất tre trúc trập trùng.” Trước khi ruộng bậc thang Hani Hồng Hà được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2013, nơi đây sở hữu cảnh sắc tuyệt đẹp nhưng ít được biết đến. Chính vì thế, mặc dù phong cảnh đẹp như tranh vẽ, làng A Giả Khoa cũng từng phải đối mặt với vấn đề phát triển bền vững và bảo tồn văn hóa do cuộc sống khổ cực: nhà nấm nguyên thủy thấp bé ẩm ướt, ánh sáng kém dễ bị dột. Ngoài ra, giao thông khó khăn và phương thức canh tác lúa truyền thống kém hiệu quả đã cản trở sự phát triển kinh tế của làng. Dân làng địa phương từng nói: "Nhà nấm là nơi người dân thành phố muốn xem, không phải nơi người dân địa phương muốn ở”. Một nửa lao động trong làng phải rời quê đi làm ăn xa, hiện tượng "làng vắng bóng thanh niên" trở nên phổ biến. Ruộng bậc thang, làng mạc cùng các nét truyền thống đặc trưng của A Giả Khoa đứng trước nguy cơ dần bị mai một.

Dưới sự dẫn dắt của chính sách chấn hưng nông thôn của Trung Quốc, “Kế hoạch A Giả Khoa” được triển khai nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương thông qua phát triển du lịch, đồng thời bảo tồn và truyền thừa văn hóa Hani. Kế hoạch này áp dụng mô hình phát triển do doanh nghiệp tập thể của làng dẫn dắt, với sự hỗ trợ từ chính quyền huyện với phương châm "không thuê, không bán, không phá hoại”. Kế hoạch này tập trung vào bốn mục tiêu chính: bảo vệ yếu tố di sản, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, phát triển phương thức sản xuất và tăng thu nhập cho người dân.

Chính quyền cử các cán bộ trẻ và chuyên gia đến làng để tổ chức dân làng thành lập công ty du lịch tập thể. Người dân đóng góp tài nguyên như ruộng bậc thang, nhà ở và lối sống để tham gia quản lý và vận hành công ty. Mô hình này không chỉ mang lại nguồn thu nhập kinh tế mà còn khuyến khích người dân tích cực tham gia vào việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống.

Theo đó, người dân địa phương gìn giữ và truyền lại nét văn hóa dân tộc đặc sắc, tạo nên diện mạo độc đáo của di sản thế giới. Người Hani vẫn sinh sống trong những ngôi nhà truyền thống hình nấm và duy trì lối sống canh tác ruộng bậc thang. Thông qua việc tham gia du lịch nông thôn, họ có thể kiếm thêm thu nhập ngay tại quê nhà.

Ngày càng nhiều du khách đến đây để cảm nhận nét độc đáo của văn hóa Hani. Người dân địa phương cũng nỗ lực học hỏi và thích nghi với lối sống mới, đồng thời bảo vệ và truyền thừa các giá trị văn hóa của mình.

Những năm gần đây, cùng với việc triển khai “Kế hoạch A Giả Khoa”, làng A Giả Khoa được chọn vào danh sách các trường hợp điển hình tốt nhất trong hoạt động tìm kiếm mô hình giảm nghèo toàn cầu, mang lại những bài học mới cho thế giới trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

A Giả Khoa là một minh chứng sống động cho triết lý "Núi xanh nước biếc là vàng bạc." Thu nhập bình quân đầu người tại khu vực di sản đã tăng gần bốn lần trong hơn thập kỷ qua, mở ra con đường mới để phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới, bảo tồn làng cổ truyền thống và chuyển hóa giá trị sinh thái thành giá trị kinh tế. Làng A Giả Khoa đã cung cấp giá trị kinh nghiệm có thể tham khảo cho việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa thế giới, mở ra một con đường phát triển bền vững giữa di sản văn hóa và cộng sinh kinh tế - xã hội.

Trong thời gian tới, làng A Giả Khoa sẽ tiếp tục tìm kiếm phương thức kết hợp giữa việc bảo vệ và phát triển ruộng bậc thang Hani với chương trình phát triển nông thôn mới, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa phương, làm đầy “túi gạo” của người dân, góp phần tạo nên bức tranh rực rỡ cho sự phục hồi và phát triển toàn diện vùng nông thôn.

Phóng viên: PrimeKNguồn: CMG